Phân tích văn bản Chiều sươngI.Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Bùi Hiển ( những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...) - Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Chiều Sương Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết I.Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Bùi Hiển ( những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...) - Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Chiều Sương (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,...) II.Thân bài - Chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình và nghe những câu chuyện li kì ông kể trong các chuyến ra khơi - Hình ảnh những người thuyền chài - Những câu chuyện li kì mà người chài đã từng chứng kiến trong các lần đi biển - Sự dũng cảm chăm chỉ của những người đi biển và hình ảnh chiếc thuyền trong giông bão - Những người chài chống chọi để vượt qua bão tố bất ngờ ập đến - Những mất mát, khó khăn sau mỗi lần đi biển về → Thấy được sự lao động cực nhọc của các người dân hàng chài và sự khắc nghiệt thiên nhiên III.Kết bài - Khẳng định lại nội dung, cái độc đáo trong các con chữ của Bùi Hiển. Bài tham khảo Mẫu 1 Bùi Hiển là nhà văn nổi tiếng ở vùng đất nắng gió Nghệ An. Trước và sau giai đoạn năm 1945, ông là nhà văn có sự sáng tạo phong phú, luôn bền bỉ sáng tác và cho ra đời rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Nổi bật là truyện ngắn “Chiều sương” in trong tập truyện ngắn "Nằm vạ" sáng tác năm 1941. Truyện ngắn là hình ảnh những con người làng chài với những đức tính tốt đẹp, cùng với nét vẽ đặc sắc về bức tranh thiên nhiên. Mở đầu là hình ảnh chàng trai gặp được lão Nhiệm Bình, nghe ông kể về những câu chuyện li kì mà mình đã từng gặp trong các lần đi biển. Nhưng ly kỳ nhất là chuyện gặp được ma, đó là lần hòn đá giữ lưỡi câu không kéo lên được, rồi lần khác nửa đêm đi qua miếu thì có một bầy lại xin cá. Chuyện lão chài kể như là những câu chuyện thường ngày mà những người chài từng trải qua. Ông không coi đó là điều đáng sợ gì cả, vẫn vừa kể vừa đan lưới. Dù đó là những câu chuyện huyễn tưởng, hay đã từng là sự thật thì thấy rằng cõi chết và cõi sống vẫn sẽ hiện hữu mà không phân biệt rạch ròi. Ngoài ra cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua ngòi bút của tác giả cũng thật đẹp và bình yên. Một buổi chiều yên ả với những tiếng người hòa lẫn trong sương, rồi xa xa hình ảnh bóng thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Tất cả tạo nên một khung cảnh bình yên, thật đối lập với khung cảnh khi ra khơi của những người thuyền chài. Sang ngày mới, những người chài lưới tiếp tục ra khơi. Đây là công việc thường xuyên mà mỗi ngày họ đều phải làm. Họ ra khơi với tâm thế thoải mái và chăm chỉ đánh được nhiều cá nhất. Bùi Hiển đã dùng từ câu văn miêu tả rất đặc sắc về hình chiếc thuyền “ nặng nề, lừ đừ tiến, hai mắt tròn trân trân nhìn phía trước”. Nhưng mà thiên nhiên con người được thể hiện rõ nhất khi mà gió nổi lên, bão bùng kéo tới. Thiên nhiên thì khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả. Nhưng những người chài vẫn dũng cảm kiên trì giữ thuyền. Thiên nhiên và con người giằng co, nhưng con người đã chiến thắng trước thiên nhiên. Bão qua đi, những ngư dân cũng như kiệt sức. Ta thấy được những khó khăn, những nguy hiểm vẫn luôn rình rập trong cuộc sống lao động của người ngư dân. Nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn luôn bám biển vừa nuôi sống gia đình vừa giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Sự xuất hiện về chiếc “thuyền ma” cũng yếu tố đặc biệt cho câu chuyện này. Nó chính là sự phản ánh cho những tai ương, những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua. Tác giả miêu tả thật khéo léo, tinh tế khiến người đọc không cảm thấy lạnh lẽo ghê sợ mà lại là không khí gần gũi ấm áp. Nhắc đến hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, con người dũng cảm vượt qua thiên tai, làm ta lại nhớ đến hình ảnh người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Cả hai tác giả đều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những con người lao động khi đứng trước thiên nhiên khắc nghiệt. Đọc truyện ngắn ta như được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con người qua ngòi bút miêu tả đặc sắc, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo của Bùi Hiển. Đọc “Chiều sương” ta càng thêm trân trọng hình ảnh về những người lao động tần tảo chịu khó, mang một nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam. Bài tham khảo Mẫu 2 Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người. “Chiều sương” in trong tập truyện ngắn Nằm vạ sáng tác vào năm 1941 Tác phẩm mở đầu bằng việc chàng trai gặp lão Nhiệm Bình, một người làng chài, và nghe ông kể những câu chuyện li kì mà ông từng trải qua trong các lần đi biển. Truyện ngắn này tái hiện hình ảnh cuộc sống của những người làng chài với những đức tính tốt đẹp, đồng thời cũng tạo nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Từ những câu chuyện của lão chài, ta nhận thấy rằng những sự việc kỳ quái như gặp ma, thấy thuyền ma là những câu chuyện thường ngày mà những người chài đã từng trải qua. Dù đó là những câu chuyện huyễn tưởng hay đã từng là sự thật, tác giả thể hiện rằng cõi chết và cõi sống vẫn cùng tồn tại mà không phân biệt rạch ròi. Bên cạnh đó, cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân được tác giả miêu tả đặc sắc và bình yên. Buổi chiều yên ả với tiếng người hòa lẫn trong sương, hình ảnh bóng thuyền chài chuẩn bị ra khơi tạo nên một khung cảnh bình yên, đối lập với khung cảnh khi ra khơi của những người thuyền chài. Tác giả cũng chú trọng miêu tả cuộc sống lao động của người chài với những thử thách và nguy hiểm mà họ phải đối mặt. Mưa dội, sống nhồi, gió táp là những khó khăn trong công việc mưu sinh của họ. Tuy nhiên, những người chài vẫn dũng cảm, kiên trì và gan dạ vượt qua mọi thử thách, đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt. Họ mang trong mình tinh thần thép và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn. Sự xuất hiện chiếc thuyền ma trong truyện cũng tạo thêm yếu tố đặc biệt cho câu chuyện. Chiếc thuyền này phản ánh những tai ương và những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua. Tác giả tinh tế trong cách miêu tả, tạo nên không khí gần gũi và ấm áp hơn là lạnh lẽo hay sợ hãi. Tác phẩm không chỉ miêu tả cảnh vật thiên nhiên mà còn tập trung vào những đức tính tốt đẹp của con người trong cuộc sống lao động. Qua câu chuyện, người đọc cảm nhận được sự vất vả, khó khăn, và sự gan dạ, kiên trì của người chài trong việc đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt. Tác giả Bùi Hiển đã thành công trong việc tái hiện hình ảnh những người lao động tần tảo, chịu khó, và mang trong mình nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam.Cốt truyện của tác phẩm đơn giản, nhưng tác giả đã thành công trong việc xây dựng tâm lí nhân vật, đưa ra những chi tiết tinh tế và hóm hỉnh để tái hiện cuộc sống và tư duy của người dân làng chài. Sự kết hợp giữa thực và ảo trong câu chuyện cũng là một yếu tố nghệ thuật độc đáo, tạo ra một không khí gần gũi và ấm áp mà không gây cảm giác lạnh lẽo hay sợ hãi. Từ những chi tiết và yếu tố trên, tác phẩm “Chiều sương”của Bùi Hiển đem lại cho người đọc một cảm nhận về cuộc sống lao động của người dân làng chài. Đó là cuộc sống với tất cả những khó khăn, nguy hiểm nhưng cũng mang trong mình sự dũng cảm, kiên trì và yêu đời. Bằng cách kết hợp giữa thực và ảo, tác giả tạo nên một câu chuyện gần gũi, độc đáo và sâu sắc về con người và thiên nhiên. Bài tham khảo Mẫu 3 Bùi Hiển là một trong những nhà văn viết truyện ngắn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn của ông viết cách đây khá lâu nhưng đến nay vẫn là những truyện ngắn hay và không hề xưa cũ. Nhà văn có những cảm nhận chân thực về đời sống qua cái nhìn đầy tinh tế hóm hỉnh mà lại rất giản dị. Nhắc đến Bùi Hiển người ta lại nhớ ngay đến những tác phẩm mang đậm hơi thở cuộc sống đặc biệt là bài “chiều sương”. Truyện ngắn “chiều sương” in trong tập “nằm vạ” sáng tác năm 1941. Tác phẩm kể về những người dân làng chài với những đức tính tốt đẹp cùng với nét vẽ đặc sắc về bức tranh thiên nhiên vùng biển. Truyện ngắn “Chiều sương” được tác giả Bùi Hiển viết ra bằng những cảm nhận chân thực nhất. Bởi ông là nhà văn nổi tiếng của vùng đất nắng gió Nghệ An. Tác phẩm khắc họa việc ra khơi của những người dân làng chài, nhân vật trữ tình được nghe ông lão kể về câu chuyện đi biển với những khó khăn thử thách của thiên nhiên mà con người hằng ngày vẫn luôn phải đối mặt và dũng cảm kiên cường vượt qua. Qua đó nhà văn muốn khẳng định, ca ngợi ý chí kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và câu chuyện những con sóng đánh khiến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Truyện mở đầu bằng việc chàng trai gặp Lão Nhiệm, một người dân làng chài và được nghe ông kể lại những câu chuyện ly kỳ mà ông từng trải qua những lần vượt sóng ra biển khơi. Lão Nhiệm với dáng điệu giản dị của con người chất phác, của một của một lão thuyền chài lão luyện với nhiều năm kinh nghiệm. Qua lời kể của Lão Nhiệm ta nhận thấy được những sự việc hết sức kỳ quá như gặp ma, thấy thuyền ma,... là những câu chuyện thường ngày của những người làng chài đã phải trải qua. Dù không tin vào những chuyện ma quỷ gì nhưng qua lời kể rất thực của những người chính mắt trải nghiệm tác giả thể hiện rằng có chết và cõi sống cùng tồn tại mà không phân biệt rạch ròi khi màn đêm buông xuống. Bùi Hiển đã xây dựng hình ảnh hồn ma, chiếc thuyền ma rất đặc biệt. Đó không chỉ là hình ảnh bình thường mà còn là ẩn ý cho cái chết, bi thảm và dữ dội. Tác giả đã thể hiện sự tinh tế trong cách miêu tả tạo lên không khí gần gũi ấm áp tạo nên một cảm giác đặc biệt lôi cuốn người đọc chứ không phải cái lạnh lẽo và sợ hãi. Mở đầu tác phẩm là khung cảnh bình yên, buổi chiều yên ả với tiếng người hòa lẫn trong sương, hình ảnh thuyền chài chuẩn bị ra khơi gợi cảnh yên bình. Nhà văn đã miêu tả tả những hình ảnh đó để cho thấy sự đối lập với cuộc sống đầy gian khổ thử thách ngoài biển khơi xa. Câu chuyện xây dựng chi tiết hồn ma để nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và những người dân làng chài. Họ đều không xa lánh, ghê sợ cõi âm và những người đã khuất. Qua đây ta thấy rõ tư tưởng của tác giả: âm dương đan xen, xem người đã khuất vẫn tồn tại trong đời sống dân gian, tham gia vào đời sống nhưng cách để nuối tiếc trần gian, cũng là cách người sống tưởng nhớ những người đã khuất. Tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp yên bình của thiên nhiên mà còn tập trung vào những đức tính tốt đẹp của con người lao động nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Họ phải trải qua biết bao gian nan khó khăn vất vả thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nhưng những người dân làng chài vẫn luôn gan dạ kiên chì sẵn sàng đương đầu vượt qua mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Bùi Hiển đã thành công trong việc tái hiện lại hình ảnh cần cù, chịu khó mang trong mình những phẩm chất, nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam. Nhờ sự miêu tả thiên nhiên với những hình ảnh khắc nghiệt mà nét đẹp con người được hiện lên rõ nhất, hùng vĩ nhất. Thiên nhiên khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả nhưng những người dân làng chài vẫn dũng cảm kiên trì giữ thuyền. Đó là trận chiến không cân sức giữa thiên nhiên rộng lớn và con người nhỏ bé, nhưng những người dân dũng cảm ấy đã chiến thắng trước thiên nhiên. Hình ảnh thuyền Phó Nhuỵ chiến đấu với phong ba bão táp trên biển, chiếc thuyền đã gặp nạn và không còn ai sống sót. Dù các bác làng chài đã quá quen thuộc với những khó khăn thử thách của biển cả, họ đã dự đoán trước được nhưng vẫn bất ngờ, vội vã dồn mọi sức lực kiên cường chống trả với tháo tố. Bùi Hiển xây dựng cốt truyện đơn giản, ngôn ngữ truyền cảm cùng ngôn từ dễ hiểu gắn bó với cuộc sống hằng ngày mang đến cho người đọc những cảm nhận về bức tranh thiên nhiên cùng con người lao động một cách chân thực nhất. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tâm lý nhân vật để nhân vật Lão Nhiệm tự kể lại cuộc sống của mình. “Chiều sương” là sự kết hợp giữa thực và ảo tạo ra một không khí gần gũi không gây cảm giác lạnh lẽo. Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như các chi tiết đan xen trong quá trình kể chuyện người đọc đã cảm nhận được sự vui tính yêu đời con mắt lạc quan của những người dân lao động. Bên cạnh những giây phút lao động nguy hiểm mệt mỏi là những quãng đời thường bình dị, trải qua biết bao vất vả khó khăn trong cuộc mưu sinh đầy gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực. Qua tác phẩm “chiều sương” ta thấy được sự tài tình khéo léo của Bùi Hiển khi tái hiện lại cuộc sống lao động của những người dân làng chài. Tác phẩm giúp ta đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, vẻ đẹp của thiên nhiên hòa cùng với quyện cùng vẻ đẹp của con người. Qua đó ta càng thêm trân trọng về những hình ảnh người lao động, tính chịu khó mang một nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam.
|