Giải bài tập Gió lạnh đầu mùa trang 35 vở thực hành ngữ văn 6Tìm hiểu về nhân vật Sơn theo gợi dẫn dưới đây: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 Bài tập 1 (trang 35, VTH Ngữ Văn lớp 6, Tập 1) Tìm hiểu về nhân vật Sơn theo gợi dẫn dưới đây:
Phương pháp giải: Đọc lại hai cảnh này và chú ý các từ ngữ miêu tả về Sơn. Lời giải chi tiết:
Bài tập 2 Bài tập 2 (trang 36, VTH Ngữ Văn lớp 6, Tập 1) Cảm nhận của em về nhân vật Sơn: Phương pháp giải: Đọc lại đoạn văn này và chú ý tâm trạng của Sơn. Lời giải chi tiết: Sơn là cậu bé có tấm lòng nhân hậu, nhạy cảm. Ở Sơn có tình cảm trong sáng của trẻ thơ và lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè. Bài tập 3 Bài tập 3 (trang 36, VTH Ngữ Văn lớp 6, Tập 1) - Câu văn miêu tả cảm xúc của Sơn khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên: - Cảm nhận của em về ý nghĩa của sự chia sẻ: Phương pháp giải: Chú ý Sơn là một cậu bé nhỏ, và xem cách miêu tả nhân vật của nhà văn. Lời giải chi tiết: - Câu văn miêu tả cảm xúc của Sơn khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên: Sơn cảm thấy vui vẻ, ấm áp: “Sơn đứng lặng yên chờ đợi, trong lòng tự nhiên ấm áp vui vui”. - Cảm nhận của em về ý nghĩa của sự chia sẻ: Niềm vui khi chia sẻ, giúp đỡ người khác và hạnh phúc ngọt ngào, ấm áp của sự trao tặng yêu thương. Bài tập 4 Bài tập 4 (trang 36, VTH Ngữ Văn lớp 6, Tập 1) - Suy nghĩ của em về cách ứng xử của mẹ Hiên trong đoạn kết của truyện: - Suy nghĩ của em về cách ứng xử của mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện: Phương pháp giải: Đọc lại những hành động của hai bà mẹ và đưa ra nhận xét. Lời giải chi tiết: - Suy nghĩ của em về cách ứng xử của mẹ Hiên trong đoạn kết của truyện: Mẹ Hiên mang trả mẹ Sơn chiếc áo bông → Cách cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ. - Suy nghĩ của em về cách ứng xử của mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện: Mẹ Sơn không cho bé Hiên chiếc áo bông cũ mà lại cho mẹ Hiên vay tiền để may áo mới cho con. → Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện, sống khá giả hơn. Bài tập 5 Bài tập 5 (trang 37, VTH Ngữ Văn lớp 6, Tập 1) So sánh hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và bé Hiên (Gió lạnh đầu mùa): - Một vài điểm giống nhau: - Một vài điểm khác nhau:
Phương pháp giải: Nhớ lại hai nhân vật và so sánh các điểm hoàn cảnh, người thân, sự quan tâm của mọi người để so sánh hai nhân vật. Lời giải chi tiết: - Một vài điểm giống nhau: Cả hai đều là những em nhỏ cùng lứa tuổi. Hoàn cảnh sống khó khăn, nhà nghèo, đều phải mặc những manh áo rách tả tơi, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông giá rét. - Một vài điểm khác nhau:
Bài tập 6 Bài tập 6 (trang 37, VTH Ngữ Văn lớp 6, Tập 1) Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Phương pháp giải: Trong các nhân vật trẻ em, chọn ra nhân vật em ấn tượng nhất và viết đoạn văn nêu cảm xúc của mình. Lời giải chi tiết: Truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam có rất nhiều nhân vật trẻ em, trong đó để lại ấn tượng sâu sắc nhất có lẽ là nhân vật Sơn. Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già và cả em nhỏ… Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Không chỉ vậy em còn sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế khi mới thấy chị em Sơn đến cùng chơi đánh khăng, đánh đáo, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên vì nhà quá nghèo, không có đủ áo ấm để mặc. Sơn đã “động lòng thương”, nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con. Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn như vậy. Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú như vậy. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn và mỗi bạn đọc chúng ta sao thấy ấm áp đến lạ kì !
|