Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi năm 2021

Tải về

Đọc đoạn trích: Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác

Đề bài

PHẦN I (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:

Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiểm, thói ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.

(George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.44)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy trong đoạn văn: "Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác (...). Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thỏi ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tảm trí ngày qua ngày".

Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành công của người khác"?

Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: "Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình" không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị.

Câu 2. (5,0 điểm) Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong các đoạn trích sau:

“Ông lại nghĩ về cải làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ở, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phòng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp 4, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhở làng, nhở cái làng quá.

“Ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi:

- Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?

Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây.

Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ.

[...] Ông lão vở và đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...]

Ông Hai củi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoảng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

(Trích Làng Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.162-166)

Chú thích:

(1) Bông phèng: nói để đùa vui.

(2) Khướt: mệt, vất vả, lâu lắm.

(3) Việt gian: những kẻ là người Việt Nam nhưng theo giặc.

(4) Chơi sậm chơi sụi: chơi một cách lặng lẽ, kín đáo.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt chính đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy trong đoạn văn: "Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác (...). Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thỏi ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tảm trí ngày qua ngày".

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn trên là phép lặp.

Từ liên kết: Họ

Câu 3.

Theo em, vì sao người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành công của người khác"?

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Người đố kị thường không muốn nhắc tới thành công của người khác bởi lẽ trong họ luôn tồn tại sự ganh tị và khi nhắc đến thành công của người khác họ thường mang cảm giác tự ti. Cảm giác ấy sẽ gặm nhấm tâm trí họ và khiến họ cảm thấy khó chịu.

Câu 4.

Em có đồng ý với ý kiến: "Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình" không? Vì sao?

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Học sinh có thể chọn bất kì thông điệp nào, lý giải.

Gợi ý:

“Ganh tị với sự thành công của người khác là đánh mất đi cơ hội thành công của chính mình”.

- Đồng ý

- Lý giải:

- Ghanh tỵ với người khác khiến cho bản thân tốn nhiều thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự tin.

- Đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát triển bản thân của mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị.

Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp

Cách giải:

I. Mở đoạn: giới thiệu vấn đề cần nghị luận

II. Thân đoạn: nghị luận về tư tưởng đạo lí sống đẹp

1. Giải thích

- Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác.

=> Lối sống không có sự đố kị là sống đẹp, có lối sống lành mạnh, phong phú, sống theo đạo lí con người, luôn hạnh phúc.

2. Biểu hiện của lối sống không có sự đố kị:

- Sống văn minh

- Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh

- Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người

- Sống lạc quan, yêu đời

3. Ý nghĩa của lối sống không có sự đố kị:

- Được mọi người yêu quý

- Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn

- Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn

4. Bài học nhận thức và hành động

- Lòng đố kị là tính xấu của con người cần phải loại trừ con người cần có lòng cao thượng khoan dung rộng rãi.

- Cạnh tranh lành mạnh, cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn.

III. Kết đoạn: nêu cảm nghĩ của em về tư tưởng đạo lí , vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị

- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của sống đẹp

- Em sẽ làm thế nào để có lối sống đẹp

Câu 2.

Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong các đoạn trích

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm

- Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

2. Thân bài

a. Sơ nét về hoàn cảnh nhân vật:

+ Ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông

+ Một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.

-> Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.

b. Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

+ Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư

+ Trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”

+ Khi về đến nhà:

./ Nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình ông

./ Ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được

+ Suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà.

- Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay và để rồi, tình yêu nước đã lớn hết tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

+ Ông tâm sự cùng con: những lời tâm sự cùng con của ông cho thấy ông là người có lòng yêu nước sâu sắc và luôn sục sôi tinh thần cách mạng.

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo giặc:

+ Ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy, …”

+ Ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người.

=> Ông Hai chính là đại diện cho người nông dân thời chống Pháp, tình yêu nước là tình yêu lớn lao, bao trùm lên tất cả các tình cảm khác. Ông Hai chính là minh chứng cho tấm lòng thủy chung, son sắt với đất nước, với cách mạng.

c. Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc

- Xây dựng tâm lý nhân vật

- Sử dụng nhuần nhuyễn các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

3. Kết bài

Khái quát nội dung giá trị đoạn trích

Tải về

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close