Đề thi vào 10 môn Văn Bạc Liêu năm 2022

Tải về

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đang đi đến những ngày thi đấu cuối cùng. Những ngày qua, trên các sân vận động, nhà thi đấu ở 12 tỉnh, thành phố luôn rộn vang âm thanh cổ vũ, lời động viên. Hơn bao giờ hết, hai tiếng “Việt Nam” thân thương được ngân lên nhiều nhất. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, những giọt mồ hôi của vận động viên thấm đẫm sàn đài và sự ủng hộ nhiệt thành của nhân dân mà cả đất nước được sống trong bầu không khi thể thao cuồng nhiệt, sôi động.

(2) Thể thao luôn là nhịp cầu kết nối con người với con người, quốc gia, dân tộc với quốc gia, dân tộc. Việt Nam đã chờ đợi gần 20 năm để lại được tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31. Những lá quốc kỳ của các quốc gia trong khu vực ASEAN đang tiếp tục tung bay trên bầu trời Hà Nội và một số địa phương lân cận. Thông qua SEA Games 31, bạn bè quốc tế sẽ thêm hiểu hơn về đất nước, con người, sự hiếu khách, thân thiện, tinh thần thể thao nhiệt huyết, hết mình, Fair-play của các vận động viên và nhân dân Việt Nam.

(Trích Baotintuc.vn, ngày 21/5/2022)

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức trong đoạn in đậm. (1,0 điểm)

b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đang đi đến những ngày thi đấu cuối cùng”. (1,0 điểm)

c. Tìm từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: “Những lá quốc kỳ của các quốc gia đang tiếp tục tung bay trên bầu trời Hà Nội và một số địa phương lân cận”. (1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn (1).

Câu 3: (2,0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm được nêu trong câu văn: “Thể thao luôn là nhịp cầu kết nối con người với con người, quốc gia, dân tộc với quốc gia, dân tộc” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Câu 2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến,

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập hai, tr.56)

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

a. Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức trong đoạn in đậm. (1,0 điểm)

b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đang đi đến những ngày thi đấu cuối cùng”. (1,0 điểm)

c. Tìm từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: “Những lá quốc kỳ của các quốc gia đang tiếp tục tung bay trên bầu trời Hà Nội và một số địa phương lân cận”. (1,0 điểm)

Phương pháp: Căn cứ bài phép liên kết, thành phần phụ, từ Hán Việt.

Cách giải:

a. Phép nối: “Hơn bao giờ hết”

b. Thành phần phụ chú: (SEA game 31)

c. Từ Hán Việt: quốc kỳ, quốc gia, địa phương.

Câu 2:

Nêu nội dung chính của đoạn (1).

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.

Cách giải:

Nội dung là: Sea Game 31 đã diễn ra thành công trong sự hân hoan và cổ vũ nhiệt tình của tất cả mọi người.

Câu 3:

Em có đồng ý với quan điểm được nêu trong câu văn: “Thể thao luôn là nhịp cầu kết nối con người với con người, quốc gia, dân tộc với quốc gia, dân tộc” không? Vì sao?

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

HS đưa ra quan điểm cá nhân và lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý với quan điểm: “Thể thao luôn là nhịp cầu kết nối con người với con người, quốc gia, dân tộc với quốc gia, dân tộc”.

- Vì: Trong thể thao tất cả mọi người đều cùng hòa chung một bầu không khí nóng bỏng và cuồng nhiệt của mỗi trận đấu. Không phân biệt quốc gia, chủng tộc, mọi người đều chung một niềm vui, chung một sự hồi hộp, hào hứng. Và chính tại đấy con người giữa các quốc gia được gắn kết với nhau.

II. LÀM VĂN:

Câu 1.

Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ

b. Yêu cầu nội dung:

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ.

- Giải thích: Lòng nhiệt huyết là thái độ hăng say, hăng hái, say mê khi làm một công việc nào đó.

- Lòng nhiệt huyết là yếu tố cần thiết ở tuổi trẻ hiện nay. Người có lòng nhiệt huyết sẽ có thái độ làm việc nghiêm túc, chỉn chu. Từ đó đưa đến hiệu quả công việc cao.

- Ý nghĩa của lòng nhiệt huyết:

+ Lòng nhiệt huyết đưa chúng ta tới gần hơn với ước mơ, khát vọng của bản thân.

+ Lòng nhiệt huyết giúp chúng ta có thể vượt qua những khó khăn thử thách.

+ Lòng nhiệt huyết là bước đệm để hoàn thiện bản thân tốt hơn.

- Liên hệ mở rộng:

+ Luôn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết trong bản thân.

+ Mang sự nhiệt huyết để cống hiến cho cộng đồng, xã hội.

Câu 2.

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến,

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập hai, tr.56)

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu 2 khổ thơ cần phân tích: Nguyện ước chân thành, tha thiết của tác giả.

2. Thân bài

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

3. Kết bài:

- Nội dung: Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.

+ Cảm xúc chân thành, tha thiết.

Tải về

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close