Đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương năm 2023Tải vềTình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là bản thân mình Đề bài I. PHẦN I Đọc đoạn trích: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cuộc đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó […] Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ! (Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr.56-57) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, người tình yêu thương chân thật thường nghĩ như thế nào? (0.5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. (1.0 điểm) Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: Yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó không? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 2. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong trích đoạn truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2: Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý. Cách giải: Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là hạnh phúc của bản thân mình. Câu 3: Phương pháp: Căn cứ bài so sánh, phân tích. Cách giải: - Biện pháp so sánh: Ví “tình yêu thương” với “ngọn lửa”. - Tác dụng: + Giúp câu văn diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, dễ hình dung. + Qua sự so sánh đó nhằm nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp như những ngọn lửa làm cuộc đời ta ấm áp, hạnh phúc hơn. Câu 4: Phương pháp: Phân tích, lí giải. Cách giải: Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp. - Đồng tình với quan điểm của tác giả. - Vì: + Tình yêu thương cần được bày tỏ để phát huy tác dụng của nó, lan tỏa đến mọ người, tạo động lực cho mọi người. + Khi bày tỏ tình yêu thương cả n gười cho và người nhận mới nhận được giá trị toàn diện nhất mà nó mang lại. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp: Phân tích, lí giải, bình luận,… Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề. - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương. 2. Giải thích - Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ: cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em, ông bà - cháu, tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu da, sắc tộc, ... - Ý nghĩa của tình yêu thương: + Cho ta chỗ dựa tinh thần để niềm vui được nhân lên, nỗi buổn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần. + Nhờ được yêu thương giúp ta có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể. + Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn. - Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn. (Thí sinh lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế.) - Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim. - Phê phán những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từtình yêu thương. 4. Tổng kết: Câu 2: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vật anh thanh niên. 2. Phân tích vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên. a. Hoàn cảnh sống và làm việc - Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu. - Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. => Hoàn cảnh sống khắc nghiệt; công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao. b. Vẻ đẹp của con người làm việc và suy nghĩ cho đất nước - Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn: + Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn m so với mặt biển -> dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc. + Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi” + Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay. - Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao: + Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa. + Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc. -> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề. - Không chỉ là con người yêu công việc, anh còn biết sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, luôn trau dồi tri thức cho bản thân bằng cách đọc sách báo và đó cũng chính là cách anh làm cho tâm hồn mình phong phú hơn. Ngoài ra, anh còn là một người thân thiện, luôn biết quan tâm giúp đỡ người khác. - Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên: + Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu) + Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc. + Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc. => Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. => Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước. 3. Tổng kết
|