Đề số 70 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vănĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 70 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề bài I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: HÓA ĐƠN Peter là con trai của một chủ cửa hàng bách hóa nhỏ đầu phố. Cậu thường đến cửa hàng của mẹ để chơi, mỗi ngày cửa hàng có không ít những hóa đơn trả tiền hoặc thu tiền cần thanh toán hoặc chuyển đến khách hàng, Peter thường được mẹ giao nhiệm vụ đem những hóa đơn đó đến bưu điện gửi. Dần dà những việc này khiến cậu cũng cảm thấy dường như mình cũng đã trở thành một nhà kinh doanh nhỏ. Ngày kia Peter nghĩ: mình cũng viết hóa đơn gửi cho mẹ, trong đó viết rõ những khoản mà mẹ phải trả cho mình về những gì mà mình đã giúp mẹ mỗi ngày, sáng hôm sau mẹ cậu nhận được hóa đơn đó ghi rõ: “Mẹ cần thanh toán cho con trai Peter của mẹ những khoản sau: Vận chuyển đồ dùng về nhà: 2 đồng Đem thư đến bưu điện gửi: 1 đồng Giúp người lớn dọn dẹp vườn hoa: 2 đồng Cả tuần lễ con đều ngoan ngoãn vâng lời: 1 đồng Tổng cộng: 6 đồng” Mẹ Peter không nói gì cả, Đến bữa tối, Peter phát hiện dưới khay ăn của mình 6 đồng tiền công. Cậu rất vui, khi cậu vừa định bỏ tiền vào túi cậu thấy kèm theo là một hóa đơn thu tiền khác, mà người nhận là cậu, cậu rất ngạc nhiên: Sống 10 năm trong ngôi nhà hạnh phúc của mẹ: 0 đồng Khoản chi phí cho việc sinh hoạt, ăn uống, học hành trong 10 năm: 0 đồng Khoản tiền mẹ chăm sóc Peter mỗi khi đau bệnh: 0 đồng Từ đó đến nay Peter luôn có một người mẹ yêu thương chăm sóc: 0 đồng Tổng cộng: 0 đồng Peter đọc đi đọc lại tờ hóa đơn, cậu hối hận đến đỏ cả mặt. Lát sau, cậu đến bên mẹ và rúc vào lòng mẹ, nhẹ nhàng bỏ 6 đồng tiền vào túi mẹ. (Trích Tuyển tập các câu chuyện Giáo dục nhân cách, NXB Văn hóa – Thông tin, 2011) a. Nhận biết Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (Thuyết minh, tự sự, nghị luận) b. Nhận biết Chỉ ra hai phép liên kết và các phương tiện liên kết được dùng trong đoạn sau: Peter là con trai của một chủ cửa hàng bách hóa nhỏ đầu phố. Cậu thường đến cửa hàng của mẹ để chơi, mỗi ngày cửa hàng có không ít những hóa đơn trả tiền hoặc thu tiền cần thanh toán hoặc chuyển đến khách hàng, Peter thường được mẹ giao nhiệm vụ đem những hóa đơn đó đến bưu điện gửi. Dần dà những việc này khiến cậu cũng cảm thấy dường như mình cũng đã trở thành một nhà kinh doanh nhỏ. c. Thông hiểu Vì sao Peter trả tiền cho mẹ? d. Thông hiểu Bài học rút ra từ câu chuyện trên. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước và con người trong đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lừng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2. NXBGD,2008) Lời giải chi tiết Câu 1. a. Phương pháp: căn cứ các kiểu văn bản đã học Cách giải: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản tự sự. b. Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn Cách giải: Hai phép liên kết và các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn: - Phép thế: Từ “Cậu” trong câu 2 thế cho từ “Peter” trong câu 1. - Phép lặp: “Cửa hàng” trong câu 2 lặp lại trong câu 3. c. Phương pháp: phân tích, lí giải Cách giải: Peter trả lại tiền cho mẹ vì cậu đã nhận được hóa đơn thanh toán của mẹ với các khoản mẹ dành cho cậu trong suốt 10 năm mà giá chỉ 0 đồng. Cậu đã nhận ra mẹ yêu thương và chăm sóc mình vô điều kiện mà mình mới giúp mẹ chút ít lại đòi mẹ trả công. Cậu hối hận về điều đó vô cùng. d. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Bài học rút ra từ câu chuyện: Mẹ luôn yêu thương ta vô điều kiện, vì vậy chúng ta phải thấu hiểu và hiếu thảo với cha mẹ Câu 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: *Nêu vấn đề: *Giải thích vấn đề - Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành. - Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con. *Phân tích, bàn luận vấn đề: - Tình mẹ đối với mỗi con người: + Mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. + Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. + Lớn lên, mỗi lần vấp ngã ngoài cuộc đời, mẹ dang tay che chở. + Mẹ dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con” - Nhiệm vụ, bổn phận của mỗi đứa con: + Thấu hiểu sự hy sinh của mẹ + Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ. + Sống hiếu thảo, yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ về già. - Phê phán những kẻ bất hiếu, không nghe lời cha mẹ. - Liên hệ bản thân. Câu 3. Phương pháp: phân tích tổng hợp Cách giải: 1. Mở bài: - “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải. - Hai khổ của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và con người. 2. Thân bài: - Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước: + Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước. + Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc. Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước. Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống. + Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. => Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ đất nước. - Từ đó, thi nhân bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước và niềm tin vào tương lai: + Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta. => Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước. + So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước. => Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước. 3. Tổng kết
Nguồn: Sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|