Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2020Tải vềĐọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đề bài Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Ngữ văn 9, Tập một) a) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Trong đoạn thơ trên, quê hương của những người lính được miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh nào? c) Nêu ngắn gọn những có sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên. d) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ và điệp từ được sử dụng trong câu thơ: Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Câu 2. (2,0 điểm) Anh (Chị) hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tính tự lập đối với giới trẻ trong cuộc sống. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: -Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này chúa không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Con người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đât dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: -Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẽ. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một) Lời giải chi tiết Câu 1
a. Phương pháp:Căn cứ vào bài học Đồng chí Cách giải: Đoạn thơ trích trong tác phẩm “Đồng chí”. Tác giả: Chính Hữu. b. Phương pháp:Căn cứ đoạn trích Cách giải: Quê hương của những người lính được miêu tả qua những từ ngữ: nước mặn, đồng chua; đất cày lên sỏi đá. c. Phương pháp:Phân tích Cách giải: Cơ sở hình thành tình đồng chí: - chung hoàn cảnh xuất thân. - cùng chung lí tưởng, lòng yêu nước. - cùng chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính. d. Phương pháp:Căn cứ biện pháp tu từ, phân tích Cách giải: Hoán dụ: đầu sát bên đầu – từ “đầu” hoán dụ, chỉ những người lính. Điệp từ: súng, đầu. Tác dụng: - Nhấn mạnh tinh thần kề vai sát cánh cùng chiến đấu dũng cảm của những người lính. - Khẳng định tinh thần đồng chí và ca ngợi tình đồng chí cao đẹp. - Tạo âm điệu tha thiết cho câu thơ. Câu 2
Phương pháp:phân tích, tổng hợp Cách giải: 1.Giới thiệu vấn đề: sự cần thiết phải có tính tự lập đối với giới trẻ trong cuộc sống. 2.Giải thích vấn đề - Tự lập là tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại, nhờ vả người khác. => Tính tự lập là điều cần thiết đối với mỗi người, nhất là đối với giới trẻ trong cuộc sống. 3.Phân tích, bàn luận vấn đề - Vai trò của tính tự lập: + Tự lập giúp con người chủ động trong mọi hoàn cảnh: chủ động học tập, chủ động làm việc + Tính tự lập giúp con người nhận diện một cách toàn diện những vấn đề diễn ra trong cuộc sống + Tự lập giúp con người tự tin vào khả năng của bản thân. + Người sống tự lập sẽ được mọi người tin tưởng và quý mến. + Tự lập giúp con người khẳng định giá trị của bản thân. - Biểu hiện của người sống tự lập: + Dám bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. + Chủ động thực hiện công việc và nhiệm vụ của mình mà không cần ai thúc giục. + Dám theo đuổi ước mơ, dám sống cuộc đời mình muốn. - Phê phán những kẻ sống ỷ lại vào người khác 4. Liên hệ bản thân và Tổng kết Câu 3
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long. - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. - Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa…, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 2. Thân bài a. Giới thiệu khái quát: Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe. Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên. b. Nhân vật anh thanh niên: * Hoàn cảnh sống và làm việc: - Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác. - Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. * Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích: - Có lý tưởng cống hiến: đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa. - Suy nghĩ đẹp về công việc: + Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”. + Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. + Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. => Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. - Suy nghĩ đẹp về cuộc sống: + Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. + Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. => Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa. - Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. => Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN. 3. Kết bài: - Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. - Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiên, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.
|