Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang năm 2022Tải vềĐọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Đề bài Câu 1. (3 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích rích chim sâu trong là Con chia với via hột vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các bà nên Thầy chủ bé đi hài bảy dâm Quả thị thơm, cô Tầm rất hiền.
Nếu nhằm mất nghĩ về cha mẹ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày. Tay bằng bể, sớm khuya với với Mất nhằm rồi, lại mở ra ngay (Nói với em, Vũ Quân Phương. Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, BÁT) a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b. Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu thơ cuối bài. e. Phân tích tác dụng của việc lập lại cấu trúc giả định: Nếu nhằm mất... sẽ được... trong hai khổ thơ đầu của bài thơ. d. Em rút ra được những bài học nào từ bài thơ. Câu 2. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc sống con người. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ... Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. - Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi. - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. […]. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu. Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 185) Lời giải chi tiết Câu 1.
Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đã học. Cách giải: Bài thơ trên được viết theo thể thơ bảy chữ.
Phương pháp: Căn cứ bài từ trái nghĩa. Cách giải: Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ cuối bài: nhắm – mở.
Phương pháp: Phân tích. Cách giải: - Cấu trúc giả định góp phần tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ. - Trong hai khổ thơ đầu tác giả sử dụng cấu trúc giả định “Nếu nhắm mắt……sẽ được” nhằm gợi mở những điều ta sẽ nhận được khi biết sống chậm lại, tĩnh tâm cảm nhận cuộc sống từ những điều giản đơn nhất.
Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Học sinh tự rút ra bài học cho bản thân: Gợi ý: - Cuộc sống con người luôn chứa đựng những bộn bề lo toan. - Đôi khi con người cần biết sống chậm lại, biết cảm nhận, yêu thương nhiều hơn từ đó chúng ta sẽ tìm thấy ở cuộc sống những điều đẹp đẽ nhỏ bé nhưng rất đáng trân trọng. Điều đó sẽ giúp cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp. Cách giải: a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi b. Yêu cầu nội dung: - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò ước mơ trong cuộc sống của con người. * Giải thích: - Ước mơ: là đích đến, là khát vọng, là mong muốn mà mỗi người trong cuộc sống đều nỗ lực để đạt được. - Ước mơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người * Vai trò ước mơ trong cuộc sống của con người. - Ước mơ chính là đích đến quan trọng. Người có ước mơ đồng nghĩa với việc có lý tưởng, mục đích sống từ đó định hướng được cuộc sống của bản thân. - Ước mơ chính là bàn đạp giúp chúng ta ngày một hoàn thiện bản thân nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn. - Ước mơ là động lực giúp con người dễ dàng vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống. - Đôi khi ước mơ khiến chúng ta tìm ra những giá trị, thế mạnh mới của bản thân mà trước giờ chưa từng được khám phá. - Ước mơ giúp cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn. - Ước mơ đôi khi chính là cơ hội để kết nối giữa người với người trong cuộc sống. * Bàn luận: - Để có thể đạt được ước mơ con người phải biết xác định mục tiêu đúng đắn cho riêng mình, gặp khó khăn gian khổ không nản chỉ, bỏ dở giữa đường. Luôn kiên định, nỗ lực để đạt được ước mơ của mình. - Kiên định theo đuổi ước mơ không có nghĩa là không chịu tiếp thu đóng góp của người khác, cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để trau dồi bản thân tốt hơn. Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long. - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. - Giới thiệu đoạn trích cần phân tích. 2. Thân bài a. Giới thiệu khái quát: Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe. Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên qua lời tâm sự của anh thanh niên với bác họa sĩ và cô kĩ sư. b. Nhân vật anh thanh niên: * Hoàn cảnh sống và làm việc: - Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác. - Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. * Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích: - Có lý tưởng cống hiến: đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa. - Suy nghĩ đẹp về công việc: + Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”. + Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. + Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. => Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. - Suy nghĩ đẹp về cuộc sống: + Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. + Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. => Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa. - Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. => Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN. => Nhận xét: Qua đoạn trích trên có thể thấy rằng tác giả đặc biệt yêu mến những con người lao động thầm lặng. Không chỉ vậy, ông còn tôn trọng, ngợi ca những cống hiến thầm lặng của họ cho đất nước. 3. Kết bài: - Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và thế giới những con người như anh. - Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiến, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.
|