Đề thi vào 10 môn Văn Tiền Giang năm 2022Tải vềĐọc đoạn trích: Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng với sức mạnh khổng lồ Đề bài I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích: Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng với sức mạnh khổng lồ, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi. Tha thứ cho kẻ làm hại ta, cũng như xin người bị ta hại tha thứ, có tác động trị liệu cho cả hai bên, giống như một khối u được khoét bỏ, rắc thuốc, phơi ra ánh nắng ấm áp và bắt đầu lên da non. Hãy hình dung sức mạnh hàn gắn và hồi phục mà tha thứ đem lại khi một người lần đầu tiên trong đời viết thư cho bố, khi một người khác kết bạn được với kẻ đã bắn mình tàn phế. (Trích Thiện Ác và Smartphone, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, năm 2016) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Trong đoạn trích, tha thứ có sức mạnh gì? Câu 3: Chỉ ra và gọi tên phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: “Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh khổng lồ, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi.” Câu 4: Thông điệp của đoạn trích mà anh, chị tâm đắc nhất là gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Từ phần Đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tha thứ trong cuộc sống. Câu 2. Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài “Sang thư” của Hữu Thỉnh: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Trích “Sang thư”, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.70) Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU: Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính là: nghị luận. Câu 2:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý. Cách giải: Trong đoạn trích, tha thứ có một sức mạnh khổng lồ, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ bài liên kết câu. Cách giải: Phép liên kết lặp: “tha thứ”. Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: Thông điệp mà em tâm đắc nhất: Tha thứ có sức mạnh hàn gắn và hồi phục vì thông điệp này đã giúp em có cái nhìn khoan dung và sâu sắc hơn đối với người khác, thay vì chỉ nhìn vào khuyết điểm của họ và có thành kiến thì chúng ta sẽ có sự thấu hiểu và cảm thông hơn, tha thứ cho người khác nhưng cũng là chữa lành vết thương cho chính mình. II. LÀM VĂN: Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở đoạn - Giới thiệu vấn đề nghị luận: tha thứ 2. Thân đoạ a. Giải thích - Tha thứ: Tha thứ là khi bạn bỏ qua lỗi lầm của người khác để mạnh mẽ hơn và giúp cho mọi người hiểu được mình đã sai. Tha thứ là một cảm giác trong mỗi con người. Tha thứ một cách triệt để là khi chúng ta bình tĩnh nhìn lại sự việc đã khiến mình giận dữ, thù hận và tìm ra những điều, những bài học mà sự việc đó mang lại cho mình. - Cần phân biệt giữa tha thứ và dung túng, tha thứ không nên đồng nghĩa với việc dung túng cho sai lầm của người khác b. Phân tích: + Tại sao cần phải tha thứ cho người khác - Con người không phải ai cũng hoàn hảo, không bao giờ phạm sai lầm, vậy nên có lỗi là điều không thể tránh khỏi - Đối với mọi việc, không nên quá cầu toàn và nghiêm khắc với người khác + Vai trò của tha thứ trong cuộc sống - Tha thứ giải phóng con người ta khỏi những nỗi sợ hãi, nghi ngờm giận dữ, giúp con người giải tỏa cảm xúc - Tha thứ giúp con người cảm thấy dễ chịu, thanh thản và an tâm hơn - Khi nhận được sự tha thứ từ người khác, mỗi cá nhân sẽ có niềm tin và động lực thay đổi hơn - Tha thứ là cách xóa bỏ hiềm khích, khúc mắc, giúp con người gần gũi nhau hơn và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp + Phản đề: - Những kẻ ích kỉ, hẹp hòi không muốn tha thứ cho người khác vẫn còn rất nhiều - Những người không biết ăn năn, hối lỗi và sửa chữa sai lầm thì không đáng nhận được sự tha thứ 3. Kết đoạn Khẳng định lại ý nghĩa của sự tha thứ đối với cuộc sống con người Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài - Giới thiệu về tác phẩm, tác giả và vị trí của khổ thơ. 2. Thân bài a. Những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về: - “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ôi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh. - “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi. - “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu. => Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm cả mùa thu về với đất trời. b. Đối diện với những tín hiện báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người: - “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế. - Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang. => Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân. 3. Kết bài Khổ thơ đầu đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi từ cuối hạ sang đầu thu, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm sâu sắc của nhà thơ.
|