Đề thi vào 10 môn Văn Bình Phước năm 2023

Tải về

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Đề bài

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

 (Trích sách Ngữ văn 9 – Tập 1)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần đọc – hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình.

Câu 2. Phân tích nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để thấy được tinh thần yêu nước và tình cảm sâu nặng của người cha đối với con (Phần trích ở SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD).

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: 

Phương pháp:

Căn cứ bài Bếp lửa.

Cách giải:

- Tác phẩm: Bếp lửa.

- Tác giả: Bằng Việt.

Câu 2: 

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Nội dung: Từ hình ảnh bếp lửa khơi gợi ý ức tuổi thơ về bà.

Câu 3: 

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

HS lựa chọn biện pháp tu từ: điệp, ẩn dụ và nêu tác dụng.

Gợi ý:

- Điệp cấu trúc: Một bếp lửa….

- Tác dụng:

+ Tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.

+ Qua việc sử dụng phép điệp tác giả nhằm nhấn mạnh từ hình ảnh bếp lửa những kỉ niệm về bà và bếp lửa trong những năm tháng tuổi thơ được gọi về.

+ Từ đó cũng thể hiện thái độ trân trọng của tác giả đối với kỉ niệm tuổi thơ bên bà.

II. LÀM VĂN 

Câu 1: 

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình.

* Giải thích:

Tình cảm gia đình: Là tình cảm xuất phát từ những người thân trong gia đình với nhau. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi nhất của mỗi con người. Tình cảm gia đình thường được biết đến qua tình cảm của cha mẹ, ông bà với con cháu và ngược lại.

* Phân tích:

- Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đầu đời của mỗi con người, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và góp phần tạo nên một con người.

- Tình cảm gia đình luôn tồn tại, không bị tác động bởi vật chất, tiền tài, địa vị. Tình cảm gia đình tạo nên chỗ dựa vững chắc về mặt tâm lý cũng như tinh thần của con người.

- Tình cảm gia đình là bước đệm, là động lực để con người vượt qua những khó khăn thử thách, dám đối đầu và cố gắng trên bước đường chinh phục ước mơ.

- Tình cảm gia đình đôi khi giúp con người đanh thức những tiềm năng của bản thân, tạo nên những bước ngoặt cuộc đời, giúp con người khám phá được những khả năng phi thường của bản thân.

* Bàn luận:

- Con người cần nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Biết trân trọng, bồi đắp tình cảm thiêng liêng ấy.

- Học cách quan tâm, yêu thương nhiều hơn đến những người thân xung quanh mình.

- Phê phán những người sống vô cảm, không biết yêu thương những người thân trong gia đình.

Câu 2: 

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Tinh thần yêu nước.

+ Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le.

2. Thân bài:

2.1. Tinh thần yêu nước của ông Sáu:

- Vì sự độc lập của dân tộc ông Sáu đã phải xa ra gia đình từ sớm, ở chiến trường luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và hi sinh bất cứ lúc nào.

- Hi sinh hạnh phúc cá nhân, anh cũng không được chứng kiến cảnh con mình được sinh ra và khôn lớn trưởng thành.

- Khi về thăm gia đình trong một vài ngắn ngủi, được sống trong tình yêu thương ấm áp của gia đình nhưng đến giờ phút chia tay lên đường trở về đơn vị anh vẫn đi vô cùng dứt khoát. Bởi anh mong cuộc chiến này mau chóng kết thúc để anh sớm được đoàn tụ cùng gia đình, được mang chiếc lược về tặng cho con.

- Những ngày ở chiến trường anh không lơi là nhiệm vụ, sẵn sàng hi sinh bản thân mình.

2. 2 Tình yêu thương con tha thiết:

* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê

- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp.

- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.

- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu.

* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu

- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông.

- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông.

- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

* Nghệ thuật xây dựng nhận vật

- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.

- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.

- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Tải về

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close