Đề thi vào 10 môn Văn Phú Yên năm 2023

Tải về

(1). Khuya lắm rồi, vừa đối xong phiên gáC Mưa rào rào nằm ngoài không ngủ được

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

THỨC VỚI QUÊ HƯƠNG.

(1). Khuya lắm rồi, vừa đối xong phiên gác

Mưa rào rào nằm ngoài không ngủ được

Nghe cuốc kêu hoài từ một đầm xa...

Mùa hạ sắp về nối tiếp những cơn mưa.

 (2). Chùm nhãn chín cành cao rạo rực

Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức

Ta cũng bồi hồi trong đêm bằng khoảng:

Ữ xa nhà đánh giặc đã hai năm

Đếm tháng đếm mùa bằng tên trận thắng,

Con của mẹ giữa lòng dân khôn lớn

Như cây giữa rừng chẳng ngại phong ba...

 (3) Nhớ lũ em giờ sơ tán nơi xa

Mưa này lại đường trơn đi học.

Thương mỗi cây ngô gốc sẵn quê nhà

Phải lo lắng từng con đông trận bão.

Đùm học nhau đôi miền chiến đấu

Mấy chục năm rồi tay súng chẳng ngời.

Cuốc cuốc, con chim của nỗi bồi hồi

Từng khắc khoải người xưa thương đất nước.

Nay vẫy gọi cánh đồng chiêm thao thức

Bông lúa vàng hạt mấy quẫy trong mưa

Ngoài kia đường dài lấp loảng đèn pha

Đảm bùn nhão xe băng ra mặt trận

Người đi người đi như dòng sông vô tận

Áo ướt đầm, lòng cháy nổi yêu nhau

Đồng đội ơi, đêm nay anh về đâu?

(4). Lớn lên trong những năm đánh giặc

Lòng ta đẹp như là đất nước

Như gió vui rụng ngọn lá trên cành...

Từ nơi này mai đơn vị hành quân

Suốt mùa hạ, suốt tình yêu xử sở

Với câu súng, với vần thơ viết dở

Với con đường rộng mở đến mai sau...

Như nhãn thơm thẩm mát giọt mưa đầu

Như tia nắng sáng niềm tin giản dị.

Đất nhận lấy tâm hồn người lính trẻ

Đêm sâu này thức trắng với quê hương.

4-1967

 (Dẫn theo Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 9, Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 PGS.TS Nguyễn Văn Tùng (Tổng Chủ biên)

Lựa chọn một (01) đáp án đúng trong mỗi câu sau đây:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong văn bản trên?

      A. Miêu tả.                        B. Biểu cảm.                           C. Tự sự.       D. Nghị luận

Câu 2. Thành phần biệt lập trong câu thơ “Đồng đội ơi, đêm nay anh về đâu?" là:

A. thành phần tình thái.                                                    B. thành phần cảm thán.

C. thành phần phụ chú.                                                     D. thành phần gọi - đáp.

Câu 3. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại?

      A. Thao thức.                    B. Khắc khoải.                        C. Rào rào.       D. Rạo rực.

Câu 4. "Chùm nhãn chín cành cao rạo rực/Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức"

Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai dòng thơ trên.

      A. Ẩn dụ.                          B. Nhân hóa.                           C. So sánh.       D. Hoán dụ.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng với hoàn cảnh của nhân vật trữ tình “thức” với quê hương”

A. Nhân vật trữ tình “thức” với quê hương trong hoàn cảnh xà nhà đã hai năm, đi chiến đấu, đêm khuya đầu hạ, sau khi gác xong, trời mưa nằm không ngủ được, nghe tiếng cuốc kêu từ đầm xa vọng về.

B. Nhân vật trữ tình “thức” với quê hương trong hoàn cảnh xa nhà đã hai năm, đi chiến đấu, sau khi đổi phiên gác, đêm khuya mùa hạ, trời mưa nằm không ngủ được, nghe tiếng cuốc kêu vọng về từ miền xa thẳm.

C. Nhân vật trữ tình “thức” với quê hương trong hoàn cảnh xa nhà đã hai năm, đi chiến đấu, đêm khuya mùa xuân sau khi gác xong, trời mưa nằm không ngủ được, nghe tiếng cuốc kêu vọng về từ một đầm xa.

D. Nhân vật trữ tình “thức” với quê hương trong hoàn cảnh: xa nhà đã hai năm, đi chiến đấu, sau khi đối phiên gác, đêm khuya cuối xuân, trời mưa nằm không ngủ được, nghe tiếng cuốc kêu vọng về từ một miền xa.

Câu 6. Khổ thơ 2 và 3 không thể hiện nỗi niềm, hành động nào của nhân vật trữ tình dưới đây?

A. Lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của quê hương, đất nước.

B. Cảm nhận và miêu tả những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

C. Xa nhà, chấp nhận mọi khó khăn gian khổ cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương..

D. Thương mẹ, thương em, thương đồng đội cùng chiến đấu.

Câu 7. “Lớn lên trong những năm đánh giặc Lòng ta đẹp như là đất nước/Như gió vui rung ngọn lá trên cành...

Biện pháp tu từ so sánh trong các dòng thơ trên nhằm mục đích:

A. tăng thêm tính gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt; miêu tả cụ thể quá trình trưởng thành của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.

B. góp phần làm ý nghĩa bài thơ thêm sâu sắc.

C. tăng thêm tính gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt gợi tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng và thái độ lạc quan của nhân vật trữ tỉnh trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.

D. Cả A và B.

Câu 8. Đặt trong ngữ cảnh của văn bản, cách hiểu nào sau đây phù hợp với nghĩa của từ "cháy" trong câu thơ "lòng cháy nói yêu nhau”

A. Trạng thái nồng nhiệt và cuồng nhiệt trong tình cảm khiến những người yêu mến nhau sống tràn đầy cảm xúc, khát vọng

B. Sự đau khổ hoặc đau lòng như có cảm giác bị bỏng, bị đốt cháy bên trong do những xung đột, hiểu lầm hoặc mất mát trong tình cảm.

C. Sự mâu thuẫn hoặc không cân bằng trong mối quan hệ tình cảm (do ướt và lòng chảy) vì mất cân đối hoặc bất đồng, thay đổi liên tục.

D. Trạng thái nóng đến mức như thiêu đốt, như có cảm giác bị bỏng, bị đốt cháy bên trong bởi những điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh.

Trả lời câu hỏi:

Câu 9. Hình ảnh “cây súng" và "vần thơ" ở khổ thơ 4 giúp em hiểu thêm điều gì về “người lính trẻ” trong văn bản?

Câu 10. Em nhận xét như thế nào về tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình trong văn bản?

II. LÀM VĂN

Từ những con đường được gợi ra trong văn bản Thức với quê hương ở phần Đọc hiểu (con đường đi học, con đường ra trận, con đường rộng mở đến mai sau) và những trải nghiệm của bản thân, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về nội dung; ý nghĩa của con đường trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1.B

2.D

3.C

4.B

5.D

6.A

7.C

8.B

 

Câu 1:

Phương pháp:

Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp:

Căn cứ thành phần biệt lập.

Cách giải:

Thành phần biệt lập trong câu thơ “Đồng đội ơi, đêm nay anh về đâu?” là thành phần gọi – đáp (đồng đội ơi).

Chọn D.

Câu 3:

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài.

Cách giải:

- Từ không cùng nhóm với các từ còn lại: Rào rào.

- Các từ còn lại (thao thức, khắc khoải, rạo rực) đều là các từ chỉ trạng thái cảm xúc của con người.

Chọn C.

Câu 4:

Phương pháp:

Căn cứ bài nhân hóa.

Cách giải:

Biện pháp tu từ được sử dụng: Nhân hóa (chùm nhãn …. rạo rực, nhãn … thức).

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Nhân vật trữ tình “thức” với quê hương trong hoàn cảnh:

- Xa nhà đã hai năm đi chiến đấu.

- Vừa đổi gác.

- Đêm khuya cuối xuân (sắp đến mùa hạ).

- Nằm không ngủ được nghe cuốc kêu vọng về từ đầm xa.

-> Nhận định đúng: D.

Chọn D.

Câu 6:

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Khổ thơ 2 và 3 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, nhớ quê hương, thông qua việc miêu tả những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

-> Hai khổ thơ trên không thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của quê hương, đất nước.

Chọn A.

Câu 7:

Phương pháp:

Căn cứ bài so sánh, phân tích.

Cách giải:

Biện pháp tu từ so sánh làm tăng gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, gợi tả sinh động vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng và thái độ lạc quan của nhân vật trữ trình trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.

Chọn C.

Câu 8:

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Đặt trong ngữ cảnh của văn bản, từ “cháy” trong câu “Áo ướt đẫm, lòng cháy nỗi yêu nhau” thể hiện: Sự đau khổ hoặc đau lòng như có cảm giác bị bỏng, bị đốt cháy bên trong do những xung đột, hiểu lầm hoặc mất mát trong tình cảm.

Chọn B.

Câu 9: 

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Gợi ý:

- Hình ảnh “cây súng” và “vần thơ” trong khổ 4 là hai hình ảnh mang đến cái nhìn về sự đối lập. Cây súng là biểu tượng của chiến tranh, của sự tàn khốc trong khi đó, vần thơ lại là biểu tượng của sự lãng mạn.

- Điều này đã thể hiện những phẩm chất của người lính trẻ. Ở họ có sự kiên cường, hào hùng, anh dũng khi tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương nhưng mặt khác họ vẫn là những người trẻ với trái tim biết yêu thương và một tâm hồn lãng mạn, lạc quan vào cuộc sống.

Câu 10: 

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Học sinh tự đưa ra nhận xét của mình về tình cảm cũng như hành động của nhân vật trữ tình.

Gợi ý:

- Tình cảm:

+ Nhân vật trữ tình thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thông qua nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ gia đình.

+ Tinh thần lạc quan, niềm tin vào con đường và lý tưởng bảo vệ tổ quốc.

- Hành động: Kiên cường chiến đấu, hi sinh tình cảm riêng vì lý tưởng cao đẹp bảo vệ nền hòa bình của dân tộc.

II. LÀM VĂN 

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài

- Khái quát lại nội dung văn bản “Thức với quê hương” từ đó liên hệ vấn đề nghị luận.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của con đường trong cuộc sống.

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Con đường: được hiểu là đường đời, là hành trình hướng đến tương lai

=> Mỗi chúng ta đều có một con đường cho riêng mình, con đường đó thuận lợi, bằng phẳng hay chông gai, thử thách là do mỗi chúng ta lựa chọn.

2.2 Bàn luận

- Ý nghĩa của con đường:

+ Mỗi một con đường sẽ giúp ta được trải nghiệm.Từ những trải nghiệm đó giúp ta hoàn thiện, mở rộng tri thức của bản thân.

+ Mỗi con đường sẽ giúp ta khám phá được những năng lực mà bản thân không hề biết đến.

+ Mỗi con đường cũng sẽ giúp ta nhận ra những ưu điểm cũng như hạn chế của bản thân để từ đó đưa ra những lựa chọn chính xác nhất cho bước đường tương lai.

+ Mỗi con đường ta lựa chọn dù là thành công hay thất bại thì cũng sẽ cho ta những bài học vô cùng quý giá.

+ Mỗi con đường cũng giúp ta nhìn nhận, soi chiếu lại chính mình.

+ Mỗi con đường sẽ giúp ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới.

+ ….

Học sinh lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Đứng trước mỗi con đường chúng ta phải tỉnh táo, sáng suốt để lựa chọn con đường đúng, phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân.

- Mỗi con đường sẽ bao gồm cả thuận lợi cũng như khó khăn, điều quan trọng là khi ta đã lựa chọn con đường đó phải làm hết sức, hết mình với điều mình đã chọn, không chán nản, bỏ ngang.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Tải về

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close