Toán lớp 5 trang 134 Luyện tậpViết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 12 ngày = ... giờ b) 1,6 giờ = ... phút 3,4 ngày = ... giờ 2 giờ 15 phút =... phút 4 ngày 12 giờ = ... giờ 2,5 phút = ... giây
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 1 Video hướng dẫn giải Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 12 ngày = ... giờ b) 1,6 giờ = ... phút 3,4 ngày = ... giờ 2 giờ 15 phút =... phút 4 ngày 12 giờ = ... giờ 2,5 phút = ... giây \(\dfrac{1}{2}\) giờ = ... phút 4 phút 25 giây = ... giây Phương pháp giải: Dựa vào bảng đơn vị đo thời gian: 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 1 ngày = 24 giờ. Lời giải chi tiết: a) 12 ngày = 288 giờ (24 giờ × 12 = 288 giờ) 3,4 ngày = 81,6 giờ (24 giờ × 3,4 = 81,6 giờ) 4 ngày 12 giờ = 108 giờ (24 giờ × 4 + 12 giờ = 108 giờ) \(\dfrac{1}{2}\) giờ = 30 phút (60 phút × \(\dfrac{1}{2}\) = 30 phút) b) 1,6 giờ = 96 phút (60 phút × 1,6 = 96 phút) 2 giờ 15 phút = 135 phút (60 phút × 2 + 15 phút = 135 phút) 2,5 phút = 150 giây (60 giây × 2,5 = 150 giây) 4 phút 25 giây = 265 giây (60 giây × 4 + 25 giây = 265 giây). Bài 2 Video hướng dẫn giải Tính: a) 2 năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng; b) 4 ngày 21 giờ + 5 ngày 15 giờ; c) 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút. Phương pháp giải: - Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên. - Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. - Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn. Lời giải chi tiết: Bài 3 Video hướng dẫn giải Tính: a) 4 năm 3 tháng – 2 năm 8 tháng; b) 15 ngày 6 giờ – 10 ngày 12 giờ; c) 13 giờ 23 phút – 5 giờ 45 phút. Phương pháp giải: - Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên. - Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. - Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường. Lời giải chi tiết: Bài 4 Video hướng dẫn giải Năm 1492, nhà thám hiểm Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ. Năm 1961, I-u-ri Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Hỏi hai sự kiện trên cách nhau bao nhiêu năm ?
Phương pháp giải: Để tính khoảng cách giữa hai sự kiện ta lấy năm Ga-ga-rin bay vào vũ trụ trừ đi năm Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ. Lời giải chi tiết: Hai sự kiện cách nhau số năm là: 1961 – 1492 = 469 (năm) Đáp số: 469 năm.
|