Câu đồng tình với so/too, either/ neither

Các từ "so", "too", "either", "neither" được sử dụng trong những câu khẳng định/phủ định mang ý đồng tình.

1. Phân biệt “too" và “so"

Khi người thứ nhất nói một điều khẳng định và người thứ hai nói giống như vậy, có thể dùng hai từ này.

1.1. Cấu trúc câu sử dụng “too”:

- S + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be, too.

- “too” đứng ở cuối câu hoặc mệnh đề và được ngăn cách bởi dấu phẩy (,).

Ví dụ:

A: I enjoyed going to Blackpink’s concer.

(Tôi thích di xem biểu diễn của Blackpink.)

B: I did, too.

(Tôi cũng vậy.)

1.2. Cấu trúc câu sử dụng “so"

- So + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + S. 

- “So” đứng ở đầu câu hoặc mệnh đề.

- Đảo trợ động từ/tobe/modal verb lên trước chủ ngữ. Trợ động từ cũng được chia theo chủ ngữ và thì thích hợp.

Ví dụ: 

A: I enjoyed going to Blackpink’s concert. 

B: So did I.  

2. Phân biệt “either" và “neither"

Khi người thứ nhất nói một điều phủ định và người thứ hai nói giống như vậy, có thể dùng hai từ này.

2.1. Cấu trúc sử dụng “either"

- S + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + not, either. 

- Trường hợp sử dụng động từ thường, cần phải mượn trợ động từ và chia thì động từ thích hợp theo chủ ngữ S. 

- “either” đứng ở cuối câu hoặc mệnh đề và được ngăn cách bởi dấu phẩy (,).

Ví dụ: 

A: I’ m not good.

(Tôi không giỏi.)

B: I’ m not good, either / I'm not, either.

(Tôi cũng không.)

2.2. Cấu trúc sử dụng “neither”

- Neither + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + Subject.

- Chú ý: Sau “Neither” không có “not”, “neither” = “not” + “either”, đã có “neither” thì không cần “not” nữa.

Ví dụ

A: I don’t play football.

(Tôi không chơi đá bóng.)

B: Neither do I.

(Tôi cũng không.)

  • Câu hỏi Yes/No

    Câu hỏi yes/no là câu hỏi bắt đầu bằng động từ to be hoặc một trợ động từ. Câu trả lời thường đơn giản là yes hoặc no, hoặc lặp lại câu hỏi như một sự khẳng định.

  • Câu hỏi Wh

    Câu hỏi Wh- (Wh- questions) là các câu hỏi dùng để lấy thông tin. Nó thường được bắt đầu với các từ để hỏi: what, where, when, who, why, whose, which,...

  • Câu hỏi đuôi

    - Câu hỏi đuôi là dạng một câu hỏi ngắn, chỉ gồm 2 từ, nằm sau một câu trần thuật. - Câu hỏi đuôi được thêm vào cuối câu khẳng định hoặc phủ định, cả hai vế được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. - Câu hỏi đuôi được sử dụng khi người nói muốn xác minh xem thông tin là đúng hay không hoặc khi muốn người nghe hồi đáp về câu trần thuật đó.

  • Câu điều kiện loại 1

    Câu điều kiện loại 1 được sử dụng để nói về những điều có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. Cấu trúc: If + S + V (hiện tại đơn), Subject + will/won’t + V (tương lai đơn)

  • Câu điều kiện loại 2

    Câu điều kiện loại 2 được dùng để diễn tả điều giả định không có thật hoặc trái ngược với hiện tại. Cấu trúc: If + S + Ved/V2, S + would/ could + V

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close