Trắc nghiệm Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng Toán 9Đề bài
Câu 1 :
Cho đường thẳng d:y=ax+b(a≠0). Hệ số góc của đường thẳng d là
Câu 2 :
Cho đường thẳng d:y=ax+b(a>0). Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Khẳng định nào dưới đây là đúng ?
Câu 3 :
Cho đường thẳng d:y=2x+1. Hệ số góc của đường thẳng d là
Câu 4 :
Cho đường thẳng d: y=(m+2)x−5 đi qua điểm A(−1;2). Hệ số góc của đường thẳng d là
Câu 5 :
Tính hệ số góc của đường thẳng d:y=(2m−4)x+5 biết nó song song với với đường thẳng d′:2x−y−3=0.
Câu 6 :
Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O và điểm M(1;3)
Câu 7 :
Cho đường thẳng d: y=(m+2)x−5 có hệ số góc là k=−4. Tìm m
Câu 8 :
Tìm hệ số góc của đường thẳng d:y=(3−m)x+2 biết nó vuông góc với đường thẳng d′:x−2y−6=0.
Câu 9 :
Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng y=√3x−6
Câu 10 :
Cho đường thẳng d:y=mx+√3 . Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng d biết d đi qua điểm A(3;0).
Câu 11 :
Viết phương trình đường thẳng d biết d có hệ số góc bằng −4 và đi qua điểm A(3;−2)
Câu 12 :
Viết phương trình đường thẳng d biết d di qua B(−1;1) và tạo với trục Ox một góc bằng 45∘.
Câu 13 :
Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với trục Ox một góc bằng 60∘ và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng −2.
Câu 14 :
Đường thẳng y=2(m+1)x−5m−8 đi qua điểm A(3;−5) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
Câu 15 :
Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với đường thẳng y=1 một góc bằng 120∘ và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng −2.
Câu 16 :
Cho (P): y=x2 và đường thẳng d′:y=2x+1. Phương trình đường thẳng d // d’ và d tiếp xúc (P) là:
Câu 17 :
Cho tam giác ABC có đường thẳng BC:y=−13x+1 và A(1; 2) . Viết phương trình đường cao AH của tam giác ABC .
Câu 18 :
Cho M(0;2),N(1;0),P(−1;−1) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC . Phương trình đường thẳng AB của tam giác ABC là:
Câu 19 :
Cho M(0;2),N(1;0),P(−1;−1) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC . Viết phương trình đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Cho đường thẳng d:y=ax+b(a≠0). Hệ số góc của đường thẳng d là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0)có a là hệ số góc.
Câu 2 :
Cho đường thẳng d:y=ax+b(a>0). Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Khẳng định nào dưới đây là đúng ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cho đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0). Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Ta có: a=tanα
Câu 3 :
Cho đường thẳng d:y=2x+1. Hệ số góc của đường thẳng d là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về hệ số góc của đường thẳng. Đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0)có a là hệ số góc. Lời giải chi tiết :
Đường thẳng d:y=2x+1 có hệ số góc là a=2.
Câu 4 :
Cho đường thẳng d: y=(m+2)x−5 đi qua điểm A(−1;2). Hệ số góc của đường thẳng d là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Bước 1: Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d để tìm m và đưa phương trình về dạng y=ax+b. Bước 2: Sử dụng lý thuyết về hệ số góc của đường thẳng. Đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0) có a là hệ số góc. Lời giải chi tiết :
Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta được: (m+2).(−1)−5=2 −m−2=7 m=−9 Suy ra d:y=−7x−5 Hệ số góc của đường thẳng d là k=−7.
Câu 5 :
Tính hệ số góc của đường thẳng d:y=(2m−4)x+5 biết nó song song với với đường thẳng d′:2x−y−3=0.
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Sử dụng tính chất: Các đường thẳng song song với nhau thì có cùng hệ số góc + Sau đó sử dụng lý thuyết về hệ số góc để tìm hệ số góc của đường thẳng d′ Đường thẳng có phương trình y=ax+b(a≠0)có a là hệ số góc. Khi đó hệ số góc của d′ cũng là hệ số góc của d Lời giải chi tiết :
Xét d′:2x−y−3=0⇔y=2x−3 có hệ số góc là 2. Mà d//d′ nên hệ số góc của d là 2. Chú ý
Một số em không đọc kĩ đề bài là hỏi hệ số góc của đường thẳng d mà đi tìm giá trị của m=3 là sai. Ở đây đề bài không hỏi gá trị của m mà chỉ hỏi hệ số góc nên ta phải chọn đáp án D.
Câu 6 :
Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O và điểm M(1;3)
Đáp án : B Phương pháp giải :
Bước 1: Viết phương trình đường thẳng d Bước 2: Xác định hệ số góc: đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0)có a là hệ số góc. Lời giải chi tiết :
Gọi phương trình đường thẳng dcần tìm là y=ax+b (a≠0) Vì d đi qua gốc tọa độ nên b=0⇒y=ax Thay tọa độ điểm M vào phương trình y=ax ta được 3=1.a⇒a=3 (TM) Nên phương trình đường thẳng d:y=3x Hệ số góc của d là k=3.
Câu 7 :
Cho đường thẳng d: y=(m+2)x−5 có hệ số góc là k=−4. Tìm m
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về hệ số góc của đường thẳng. Đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0)có a là hệ số góc. Từ đó tìm m. Lời giải chi tiết :
Hệ số góc của đường thẳng d là k=m+2 (m≠−2) Từ giả thiết suy ra m+2=−4⇔m=−6(TM).
Câu 8 :
Tìm hệ số góc của đường thẳng d:y=(3−m)x+2 biết nó vuông góc với đường thẳng d′:x−2y−6=0.
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Sử dụng điều kiện vuông góc của hai đường thẳng để tìm m. + Sau đó sử dụng lý thuyết về hệ số góc để tìm hệ số góc của đường thẳng d′ Đường thẳng có phương trình y=ax+b(a≠0) có a là hệ số góc. Lời giải chi tiết :
Ta có d′:x−2y−6=0⇔y=12x−3 Vì d⊥d′⇒(3−m).12=−1⇔3−m=−2⇔m=5 ⇒d:y=−2x+2 có hệ số góc k=−2 Chú ý
Học sinh đọc kĩ đề bài hỏi hệ số góc chứ không hỏi giá trị của m, tránh chọn sai hoặc không ra đáp án.
Câu 9 :
Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng y=√3x−6
Đáp án : C Phương pháp giải :
Cho đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0). Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Ta có : a=tanα Lời giải chi tiết :
Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Ta có tanα=√3⇒α=60∘
Câu 10 :
Cho đường thẳng d:y=mx+√3 . Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng d biết d đi qua điểm A(3;0).
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d để tìm m +) Tính góc dựa vào lý thuyết Cho đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0). Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Ta có a=tanα Lời giải chi tiết :
Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta được m.3+√3=0⇔m=−√33⇒d:y=−√33x+√3 Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Ta có tanα=−√33⇒α=150∘
Câu 11 :
Viết phương trình đường thẳng d biết d có hệ số góc bằng −4 và đi qua điểm A(3;−2)
Đáp án : A Phương pháp giải :
Gọi phương trình đường thẳng d:y=ax+b Xác định hệ số a dựa vào hệ số góc, tìm b dựa vào điểm đi qua Lời giải chi tiết :
Gọi phương trình đường thẳng d:y=ax+b Vì d có hệ số góc bằng −4 nên a=−4⇒y=−4x+b Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta có −4.3+b=−2⇒b=10 Nên d:y=−4x+10.
Câu 12 :
Viết phương trình đường thẳng d biết d di qua B(−1;1) và tạo với trục Ox một góc bằng 45∘.
Đáp án : B Phương pháp giải :
Gọi phương trình đường thẳng d:y=ax+b (a≠0) Xác định hệ số a dựa vào góc tạo bởi đường thẳng với trục Ox, tìm b dựa vào điểm đi qua Lời giải chi tiết :
Gọi phương trình đường thẳng d:y=ax+b (a≠0) Vì góc tạo bởi đường thẳng d và trục Ox là 45∘ nên a=tan45∘=1 ⇒y=x+b Thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng d ta có −1+b=1⇒b=2 Nên d:y=x+2.
Câu 13 :
Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với trục Ox một góc bằng 60∘ và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng −2.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Gọi phương trình đường thẳng d:y=ax+b (a≠0) Xác định hệ số a dựa vào góc tạo bởi đường thẳng với trục Ox, tìm b dựa vào điểm đi qua Lời giải chi tiết :
Gọi phương trình đường thẳng d:y=ax+b (a≠0) Vì góc tạo bởi đường thẳng d và trục Ox là 60∘ nên a=tan60∘=√3 (TM) ⇒y=√3x+b Vì đường thẳng d cắt trục hoành tại điểm có hoành độ −2 nên d giao với trục hoành tại A(−2;0). Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta được √3.(−2)+b=0⇒b=2√3 Nên d:y=√3x+2√3.
Câu 14 :
Đường thẳng y=2(m+1)x−5m−8 đi qua điểm A(3;−5) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d để tìm m. +) Sử dụng cách tìm hệ số góc : đường thẳng d:y=ax+b(a≠0) có hệ số góc a. Lời giải chi tiết :
Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta có 2(m+1).3−5m−8=−5⇔m=−3 Khi đó y=−4x+7 Đường thẳng y=−4x+7 có hệ số góc k=−4.
Câu 15 :
Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với đường thẳng y=1 một góc bằng 120∘ và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng −2.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Lời giải chi tiết :
Gọi phương trình đường thẳng d:y=ax+b (a≠0) Vì góc tạo bởi đường thẳng d và đường thẳng y=1 là 120∘ nên góc tạo bởi đường thẳng d và trục Ox cũng là 120∘ (do đường thẳng y=1 song song với trục Ox) nên a=tan120∘=−√3 ⇒y=−√3x+b Vì đường thẳng d cắt trục tung tại điểm có tung độ −2 nên b=−2. Từ đó d:y=−√3x−2.
Câu 16 :
Cho (P): y=x2 và đường thẳng d′:y=2x+1. Phương trình đường thẳng d // d’ và d tiếp xúc (P) là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
- d//d′⇔{a=a′b≠b′ - d tiếp xúc (P) khi và chỉ khi phương trình hoành độ giao điểm của d và (P) có nghiệm kép. Lời giải chi tiết :
Gọi d: y = ax + b d//d′:y=2x+1⇒{a=2b≠1 d : 2x + b tiếp xúc với (P) suy ra phương trình x2=2x+b có nghiệm kép ⇔x2−2x−b=0 có nghiệm kép ⇔Δ′=0⇔1+b=0⇔b=−1 Vậy d:y=2x−1.
Câu 17 :
Cho tam giác ABC có đường thẳng BC:y=−13x+1 và A(1; 2) . Viết phương trình đường cao AH của tam giác ABC .
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng kiến thức - d⊥d′⇔a.a′=−1 - Điểm thuộc đường thẳng. Lời giải chi tiết :
Giả sử AH:y=ax+b Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH vuông góc với BC nên: a.−13=−1⇔a=3 Mặt khác AH đi qua A(1 ; 2) nên ta có: 3.1+b=2⇔b=−1 Vậy AH:y = 3x – 1
Câu 18 :
Cho M\left( {0;2} \right),N\left( {1;0} \right),P\left( { - 1; - 1} \right) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC . Phương trình đường thẳng AB của tam giác ABC là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước - Nhận xét được MN//AB và AB đi qua trung điểm P Lời giải chi tiết :
Giả sử MN:y = {\rm{ax}} + b Ta có N thuộc MN \Rightarrow 0 = a.1 + b \Rightarrow a = - b M thuộc MN \Rightarrow 2 = a.0 + b \Rightarrow b = 2 \Rightarrow a = - 2 Do đó MN:y = - 2{\rm{x}} + 2 Vì M, N lần lượt là rung điểm của các cạnh BC, CA của tam giác ABC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC \Rightarrow MN//AB Suy ra AB có dạng: y = - 2x + b'(b' \ne 2) Vì P là trung điểm của AB nên AB đi qua P( - 1; -1) \Rightarrow - 1 = - 2( - 1) + b' \Leftrightarrow b' = - 3(t/m) Vậy AB:y = - 2x - 3.
Câu 19 :
Cho M\left( {0;2} \right),N\left( {1;0} \right),P\left( { - 1; - 1} \right) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC . Viết phương trình đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Sử dụng kiến thức đường trung bình của tam giác - Điểm thuộc đường thẳng Lời giải chi tiết :
Gọi phương trình đường trung trực của AB là d:y = mx + n và MN:y = ax + b Ta có N thuộc MN \Rightarrow 0 = a.1 + b \Rightarrow a = - b M thuộc MN \Rightarrow 2 = a.0 + b \Rightarrow b = 2 \Rightarrow a = - 2 Do đó MN:y = - 2{\rm{x}} + 2 Vì M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA của tam giác ABC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC \Rightarrow MN//AB Vì d là đường trung trực của AB nên \displaystyle BC \bot MN \Rightarrow m( - 2) = - 1 \Leftrightarrow m = {1 \over 2} \displaystyle \Rightarrow d:y = {1 \over 2}x + n Vì P là trung điểm của AB nên d đi qua P \displaystyle \Rightarrow - 1 = {1 \over 2}( - 1) + n \Leftrightarrow n = - {1 \over 2} Vậy trung trực của AB là : \displaystyle y = {1 \over 2}x - {1 \over 2}
|