Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180

(sin alpha = {y_0}) là tung độ của M (cos alpha = {x_0}) là hoành độ của M (tan alpha = frac{{sin alpha }}{{cos alpha }} = frac{{{y_0}}}{{{x_0}}}(alpha ne {90^o})) (cot alpha = frac{{cos alpha }}{{sin alpha }} = frac{{{x_0}}}{{{y_0}}}(alpha ne {0^o},alpha ne {180^o}))

1. Lý thuyết

+) Nửa đường tròn đơn vị: nửa đường tròn tâm O, bán kính R = 1 nằm phía trên trục hoành.

 

+) Với mỗi góc α(0oα180o)có duy nhất điểm M(x0;y0) trên nửa đường tròn đơn vị để ^xOM=α. Khi đó:

sinα=y0tung độ của M

cosα=x0hoành độ của M

tanα=sinαcosα=y0x0(α90o)

cotα=cosαsinα=x0y0(α0o,α180o)

 

+ Nhận xét:

            0<α<90:cosα>0,sinα>0,tanα>0,cotα>0.

            90<α<180:cosα<0,sinα>0,tanα<0,cotα<0.

+ Cách xác định điểm trên nửa đường tròn đơn vị tương ứng với góc α

Bước 1. Ta đã biết góc α, sử dụng máy tính hoặc các công cụ khác để tìm sinαcosα.

Bước 2. Xác định M trên hệ trục, với xM=cosαyM=sinα

+ Cách xác định góc tương ứng với điểm trên nửa đường tròn đơn vị.

Ta đã biết điểm M, tức là đã biết hoành độ và tung độ của M, kí hiệu là xM,yM.

Bước 1. Đặt α=^xOM, là góc cần tìm. Khi đó xM=cosαyM=sinα

Bước 2. Sử dụng máy tính hoặc các công cụ khác để tìm α.

 

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Tìm các giá trị lượng giác của góc 63o

Sử dụng máy tính cầm tay, ta được:

sin63o0,891cos63o0,454tan63o1,963cot63o=1:tan63o0,51

Ví dụ 2. Tìm góc α(0oα180o) thỏa mãn sinα=0,67

Trên nửa đường tròn đơn vị, lấy điểm M sao cho yM=0,67. Dễ thấy có 2 điểm thỏa mãn, gọi là M và M’.

 

Do đó có hai góc thỏa mãn là ^xOM^xOM, trong đó ^xOM<90<^xOM.

Vì M và M’ đối xứng nhau qua Oy nên ^MOy=^MOy^MOy=90^xOM^xOM=90+^MOy=180^xOM

Dùng máy tính, bấm SHIFT sin 0.67 =, ta được góc xấp xỉ 42o

^xOM=42,^xOM=18042=138

Vậy α=42 hoặc α=138

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close