Tính chẵn lẻ của hàm sốHàm số f được gọi là hàm số chẵn nếu (forall x in D) thì ( - x in D) và (f( - x) = f(x)) Hàm số f được gọi là hàm số lẻ nếu (forall x in D) thì ( - x in D) và (f( - x) = - f(x)) 1. Lý thuyết + Định nghĩa: Cho hàm số \(y = f(x)\) có tập xác định D. Hàm số f được gọi là hàm số chẵn nếu \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f( - x) = f(x)\) Hàm số f được gọi là hàm số lẻ nếu \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f( - x) = - f(x)\) + Nhận xét: Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng. Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng. + Phương pháp xét tính chẵn, lẻ của hàm số Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số \(y = f(x)\) Bước 2: Chứng minh D là tập đối xứng, tức là \(\forall x \in D\) suy ra \( - x \in D\) Bước 3: Tính \(f( - x)\)
2. Ví dụ minh họa Hàm số chẵn \(y = 2\); \(y = a{x^2}\) (với a là hằng số cho trước) Hàm số lẻ \(y = {x^3}\); \(y = \frac{1}{x}\) Hàm số không chẵn, không lẻ \(y = x + 1\); \(y = 2{x^2} - 5x + 3\) Đặc biệt: Hàm số \(y = 0\) là hàm vừa chẵn vừa lẻ. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số a) \(y = 2022x\) b) \(y = 3{x^2} + 5\) c) \(y = \sqrt {1 - x} \) d) \(y = \;|x - 2|\) Lời giải chi tiết a) Hàm số \(f(x) = 2022x\) có tập xác định \(D = \mathbb{R}\). \(\forall x \in \mathbb{R}\) suy ra \( - x \in \mathbb{R}\) Ta có: \(f( - x) = 2022.( - x) = - 2022x = - f(x)\;\forall x \in \mathbb{R}\) \( \Rightarrow \) Hàm số \(y = 2022x\) là hàm số lẻ. b) Hàm số \(f(x) = 3{x^2} + 5\) có tập xác định \(D = \mathbb{R}\). \(\forall x \in \mathbb{R}\) suy ra \( - x \in \mathbb{R}\) Ta có: \(f( - x) = 3{( - x)^2} + 5 = 3{x^2} + 5 = f(x)\;\forall x \in \mathbb{R}\) \( \Rightarrow \) Hàm số \(y = 3{x^2} + 5\) là hàm số chẵn. c) Hàm số \(y = \sqrt {1 - x} \) có tập xác định \(D = ( - \infty ;1]\). Với \(x = - 2 \in D\) thì \( - x = 2 \notin D\) \( \Rightarrow \) D không là tập đối xứng. Vậy hàm số không chẵn, không lẻ d) Hàm số \(y = \;|x - 2|\)có tập xác định \(D = \mathbb{R}\). \(\forall x \in \mathbb{R}\) suy ra \( - x \in \mathbb{R}\) Tại \(x = 1 \in D\) ta có: \(f( - 1) = | - 1 - 2| = 3;f(1) = |1 - 2| = 1; - f(1) = - 1\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}f( - 1) \ne f(1)\\f( - 1) \ne - f(1)\end{array} \right.\) Vậy hàm số \(y = \;|x - 2|\) không chẵn, không lẻ.
|