Giải bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 42 sách bài tập văn 12 - Cánh diềuDựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Khi kẻ thù xâm phạm đất nước, người nông dân bình thường, giản dị đã có sự chuyển biến thế nào để trở thành người nông dân nghĩa sĩ?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 42 SBT Văn 12 Cánh diều Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Phương pháp giải: Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Bố cục: - P1: Lung khởi (2 câu đầu): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ. - P2: Thích thực (Từ: “ Nhớ lính xưa” đến “tàu đồng súng nổ”: Hồi tưởng lại công nghiệp, đức hạnh của người đã mất, tái hiện hình tượng người nông dân nghĩa sĩ. - P3: Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ - P4: Kết (còn lại) ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 43 SBT Văn 12 Cánh diều Khi kẻ thù xâm phạm đất nước, người nông dân bình thường, giản dị đã có sự chuyển biến thế nào để trở thành người nông dân nghĩa sĩ? Phương pháp giải: Đọc tác phẩm Phân tích những chi tiết thể hiện sự biến chuyển của người nông dân
Lời giải chi tiết: Khi kẻ thù xâm phạm đất nước, người nông dân bình thường, giản dị đã có sự chuyển biến để trở thành người nông dân nghĩa sĩ: - Trước khi có “trận nghĩa đánh Tây”, người nông dân bình thường, giản dị; là những người lao động, sống cuộc sống lam lũ “cui cút làm ăn, toan lo nghèo đói”. Họ chỉ quen với những công việc đồng ruộng, xa lạ với vũ khí đao binh “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”. - Khi có kẻ thù xâm phạm đất nước: + Mang lòng căm thù giặc sâu sắc “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ” + Với lòng yêu nước nồng nàn, những người nông dân đã tự đứng lên để bảo vệ mảnh đất của mình “Trông tin quan như trời hạn mong mưa”, “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.” + Hừng hực khí thế, lấy vật dụng quen thuộc để làm vũ khí, hiên ngang, lẫm liệt, quả cảm, phi thường trong “trận nghĩa đánh Tây” + Mặc dù không cân về vũ khí (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay), nhưng tinh thần chiến đấu của họ vẫn sôi sục, mạnh mẽ, bừng bừng khí thế “đạp rào lướt tới, coi giặc như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh…” Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 43 SBT Văn 12 Cánh diều Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy hay không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc tác phẩm. Chú ý chi tiết tiếng khóc
Lời giải chi tiết: - Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc: + Niềm cảm phục và lòng xót thương vô hạn đối với những người nghĩa sĩ. + Nỗi xót thương đối với những gia đình mất người thân, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng… + Nỗi căm hờn đối với những kẻ gây ra đau khổ cho dân tộc. + Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc. - Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bi tráng chứ không bi luỵ. Bởi vì: + Đó là tiếng khóc biểu dương chiến công của những người nghĩa sĩ, khích lệ tinh thần chiến đấu của mọi người + Đó không chỉ là tiếng khóc cá nhân khóc cho một vài người mà còn là tiếng khóc của nhân dân khóc thương cho cả dân tộc. + Tiếng khóc ấy không chỉ là tiếng khóc tiếc thương cho những gì đã mất mà còn khẳng định những điều sẽ còn mãi + Khóc thương cho người đã khuất mà lại ngời lên niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp của dân tộc. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 43 SBT Văn 12 Cánh diều Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Phương pháp giải: Đọc lại lý thuyết phần Kiến thức ngữ văn và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: - Về lời văn: + Phỏng theo thể phú Đường luật, sử dụng câu văn biền ngẫu. + Tất cả các câu văn đều có nghệ thuật tiểu đối (hoặc làm nổi bật ý khi đối tương phản “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ”, “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”; hoặc làm nổi bật ý lúc đối tương đồng “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”) + Nhịp điệu câu văn trầm lắng thể hiện cảm xúc (Khi kéo dài như lời than, lúc đứt đoạn như tiếng nấc nghẹn ngào). - Về từ ngữ + Sử dụng nhiều thán từ: Hỡi ơi!, Khả thương thay, Ôi thôi thôi!, Ôi!, Hỡi ôi thương thay!), + Từ ngữ, hình ảnh chân thực: “Ngoài cật có một manh áo vải”, “trong tay cầm một ngọn tầm vông; ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “ mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều”, “Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 43 SBT Văn 12 Cánh diều Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào? Phương pháp giải: Tìm các chi tiết, từ ngữ miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ từ đó đưa ra nhận xét Lời giải chi tiết: Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại: - Hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, dám đứng lên, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. Ở đây, nông dân chính là anh hùng. - Mới trong cách sử dụng những ngôn ngữ và chi tiết bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Đó là nghệ thuật sử dụng bút pháp hiện thực. - Khác với đa số các tác phẩm khác nói về người nông dân, Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ những người nông dân trong tác phẩm của mình bằng ngôn ngữ đậm chất đời sống, chất Nam Bộ. Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 43 SBT Văn 12 Cánh diều Chọn phân tích một biểu hiện của chất Nam Bộ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Phương pháp giải: Đọc văn bản, tìm biểu hiện của chất Nam Bộ và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, chất Nam Bộ được thể hiện qua ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, giàu lời ăn tiếng nói thân thuộc của nhân dân. Bài văn tế này mang tính chất trầm hùng, bi thiết, và có sức cổ vũ lớn, phản ánh tinh thần anh hùng và đức hi sinh quyết tử của những người dân Nam Bộ đã đứng lên chống giặc Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861. Ngoài ra, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn là lời bộc bạch gan ruột của những người dân không chịu làm nô lệ, thề đánh quân xâm lược đến cùng, và là lời trách móc thâm trầm đối với thái độ đầu hàng. → Chất Nam Bộ của tác phẩm được thể hiện ở: từ ngữ và hình tượng nghệ thuật. - Chất Nam Bộ qua hình tượng người nông dân nghĩa sĩ: + Người nông dân Nam Bộ gắn liền với những công việc đồng áng + Sự cương trực, mạnh mẽ cùng lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng xả thân vì nước. + Giàu tình cảm.
|