Giải bài Bài tập tiếng Việt trang 47 sách bài tập văn 12 - Cánh diềuTìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 47 SBT Văn 12 Cánh diều ìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào. a. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung ; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. b. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chỉ nài sắm dao tu, nón gõ. c. Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ day đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó. Phương pháp giải: Đọc lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ. Lời giải chi tiết: a. Chưa quen cung ngựa, trường nhung ; chỉ biết ruộng trâu, làng bộ. b. Manh áo vải, bao tấu, bầu ngòi; một ngọn tầm vông, dao tu, nón gõ. c. Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc; sống thờ vua, thác cũng thờ vua. → Khắc hoạ hình ảnh người nghĩa sĩ áo vải tuy quen với việc nông, vũ khí thô sơ, nghèo nàn, không quen với chiến trường nhưng họ luôn có tình thần yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Họ luôn tận tâm vì quê hương, đất nước của mình. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 47 SBT Văn 12 Cánh diều Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau: a Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức (Xuân Quỳnh) b. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. (Vũ Quần Phương) c. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, (Xuân Diệu) Phương pháp giải: Đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ Lời giải chi tiết: a. “trong mơ”>< “còn thức”: làm nổi bật nỗi nhớ của tình yêu, nỗi nhớ ấy vượt khỏi không gian và thời gian, nó không chỉ tồn tại ở ý thức mà nó còn tồn tại trong vô thức, len lỏi vào những giấc mơ. b. “nhắm mắt” >< “nhìn thấy”: Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ. Đó là sự kì diệu của những câu chuyện, sự kết nối của văn học nghệ thuật với đời sống tâm hồn của con người. c. “đương tới” >< “đương qua” “rộng” >< “chật” → Thể hiện quan niệm nhìn nhận hiện đại của Xuân Diệu về thời gian: thời gian hữu hạn, một đi không trở lại. Qua đó cho thấy khao khát sống, khao khát hạnh phúc được thể hiện qua ước muốn níu kéo thời gian để giữ mãi tuổi trẻ của đời người. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 47 SBT Văn 12 Cánh diều Tìm và phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong đoạn trích sau: a. Sống đã vì cách mạng, anh em ta Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà! Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng (Tố Hữu) b. Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy. Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn chết vào đêm thứ Sáu (Nguyễn Công Hoan) Phương pháp giải: Đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ Lời giải chi tiết: a. Các biểu thức nghịch ngữ: sống- chết, “vui vẻ chết”: thể hiện sự hạnh phúc, toại nguyện khi được hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cho non sông. b. Các biểu thức nghịch ngữ là: chết- lần đầu, chết- chọn vào đêm thứ Sáu: thể hiện sự bất thường trong cái chết của nhân vật anh Xích. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 48 SBT Văn 12 Cánh diều Viết một đoạn văn (8-10 dòng) về một bộ phim, một ca khúc, một món ăn,.. hoặc một tác phẩm văn học mà em yêu thích. Đặt tiêu đề cho đoạn văn là một biểu thức nghịch ngữ. Phương pháp giải: Đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ Lời giải chi tiết: Đẹp hay xấu? Đi suốt chiều dài của văn học, có ai chưa từng nghe nói đến Nam Cao, có ai mà chưa từng xót xa, hối tiếc cho những thân phận “muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì xuống đất”... Và trong cái chiều dài văn học đó, ta bắt gặp một nhân vật mà khi nhắc tới người ta sẽ nhớ ngay đến bát chài hành. Đó là ai nếu không phải Thị Nở. Ai cũng biết, trong cái làng Vũ Đại ấy, chẳng có nổi một con người quan tâm, chăm sóc hay hỏi han đến Chí Phèo; vậy mà; cái người mà được miêu tả với vẻ ngoài không mấy xinh đẹp, người mà nghĩ tới là ai cũng biết ả ta là “biểu tượng của cái cái xấu xí”; con người ấy lại chính là chút tình người còn sót lại của cái làng Vũ Đại. Thị Nở chính là con đường để Chí Phèo quay đầu, ả ta là minh chính cho câu nói: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, thị chính là người con gái đẹp nhất trong lòng của một “con quỷ”nhưng cũng chính là người con gái đẹp trong làng văn chương.
|