Giải bài Tuyên ngôn độc lập trang 3, sách bài tập Ngữ Văn 12 - Cánh diều

Nêu một số kiến thức lịch sử giúp em hiểu thêm về văn bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 3 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu một số kiến thức lịch sử giúp em hiểu thêm về văn bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phương pháp giải:

Đọc và lắm được tác giả, bối cảnh. Từ đó, lựa chọn các kiến thức lịch sử phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Một số kiến thức lịch sử giúp em hiểu thêm về văn bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là:

- Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930- 1945.

- Các sự kiện lớn của bối cảnh và lịch sử thế giới.

- Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

- Cuộc đời và con đường ra đi tìm đường cứu nước của chàng thanh niên trẻ yêu nước Nguyễn Tất Thành.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 3 SBT Văn 12 Cánh diều

Tính chất của bản Tuyên ngôn Độc lập khác với văn bản Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh- Cuộc đời và sự nghiệp như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại bản Tuyên ngôn Độc lập và văn bản Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh- Cuộc đời và sự nghiệp.

Lời giải chi tiết:

- Bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn bản nghị luận, nhằm tuyên bố với dân tộc và quốc tế về sự độc lập tự do dân tộc của Việt Nam.

- Văn bản Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh- Cuộc đời và sự nghiệp là văn bản thông tin nhằm cung cấp các thông tin và kiến thức cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 3 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân tích lô gíc lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập theo trình tự: Mở đầu nêu luận đề gì? Phát triển luận đề bằng các luận điểm, lý lẽ và bằng chứng như thế nào? Kết thúc ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại  bản Tuyên ngôn Độc lập. Chú ý đến cách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt và lập luận.

Lời giải chi tiết:

- Luận đề: Mọi người/ Mọi dân tộc đề có quyền bình đẳng.

- Các luận điểm, lý lẽ và bằng chứng

+ Dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791).

+ Chứng minh suốt hơn 80 năm thực dân Pháp đã tước quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

+ Từ năm 1940 Việt Nam trở thành thuộc địa của Nhật, nay lấy lại nước Việt từ tay Nhật chứ không phải Pháp.

- Kết thúc: 

+ Tuyên bố độc lập và thể hiện lòng quyết tâm giữ nền độc lập.

+ Kêu gọi sự ủng hộ và công nhận từ quốc tế.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 4 SBT Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra và làm rõ thành công nghệ thuật của bản Tuyên ngôn từ các phương diện: từ ngữ, biện pháp tu từ, cấu trúc câu, câu khẳng định và câu phủ định.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện rõ sự thành công của bản Tuyên ngôn trên những phương diện mà đề bài yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ: thuần Việt, chọn lọc, chính xác, trong sáng, dễ hiểu kết hợp với một số các từ ngữ mang sắc thái mạnh mẽ (:VD: “quyết không thể không”)

Biện pháp tu từ: Liệt kê (Về chính trị,..... Về kinh tế,....), Điệp ngữ (chúng tôi), Lặp cấu trúc( “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”) , Ẩn dụ, Hoán dụ ( Cúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”)

Cấu trúc câu: Câu ngắn gọn, súc tích kết hợp với  một số câu dài và phức tạp được sử dụng để diễn tả những ý tưởng phức tạp và sâu sắc hơn. ("Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”)

Câu khẳng định: nhiều câu khẳng định để nhấn mạnh các quyền cơ bản của con người và sự chính đáng của cuộc đấu tranh giành độc lập. (  “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.”

Câu phủ định: Các câu phủ định được sử dụng để bác bỏ những luận điệu sai trái của kẻ thù và khẳng định sự thật lịch sử ( “Chúng tôi muốn hòa bình, chúng tôi đã nhân nhượng. Nhưng chúng tôi càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”)

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 4 SBT Văn 12 Cánh diều

Những đặc điểm nổi bật của văn nghị luận đã được thể hiện như thế nào trong bản Tuyên ngôn độc lập?

Phương pháp giải:

Đọc lại bản Tuyên ngôn độc lập và kiến thức của văn nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Tính luận chiến: Được thể hiện ở những lí lẽ, bằng chứng, ngôn ngữ, từ ngữ, các câu văn mang tính chất vấn, kết tội kẻ thù.

Tính cảm xúc: Thể hiện ở những từ ngữ, lời văn khi thì dạt dào cảm xúc, khi thì sục sôi quyết liệt.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 4 SBT Văn 12 Cánh diều

Theo em, bản Tuyên ngôn Độc lập có chung tư tưởng và cảm hứng gì so với hai tác phẩm Sông núi nước Nam (khuyết danh) và Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi). Từ đó, khái quát ý nghĩa của văn bản Tuyên ngôn Độc lập.

Phương pháp giải:

Đọc lại bản Tuyên ngôn Độc lập, Sông núi nước Nam và Đại cáo bình Ngô.

Lời giải chi tiết:

3 tác phẩm trên đều là những tác phẩm mang đậm tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

 Về tư tưởng và cảm hứng chung:

- Mang đậm tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập dân tộc

Sông núi nước Nam: Bài thơ khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, không ai có thể xâm phạm .

Đại cáo bình Ngô: Nguyễn Trãi khẳng định sự tồn tại độc lập và nền văn hiến văn hoá lâu đời của Đại Việt .

Tuyên ngôn Độc lập: Hồ Chí Minh khẳng định quyền tự do và độc lập vốn có của dân tộc Việt Nam.

- Lên án sự xâm lược và áp bức của các thế lực thù địch từ đó bộc lộ tính yêu quê hương, đất nước và khát vọng độc lập

Sông núi nước Nam: Bài thơ lên án sự xâm lược của quân Tống.

Đại cáo bình Ngô: Nguyễn Trãi lên án sự xâm lược và tội ác của quân Minh.

Tuyên ngôn Độc lập:  Hồ Chí Minh lên án sự xâm lược và áp bức của thực dân Pháp .“Chúng tôi muốn hòa bình, chúng tôi đã nhân nhượng. Nhưng chúng tôi càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới.”

- Lấy sự đoàn kết để kêu gọi sự quyết tâm chiến đấu của nhân dân, của những người yêu nước

—> Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập

Bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ là văn kiện khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà còn là một tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc. Nó đánh dấu cho một sự kiện lịch sử to lớn của dân tộc, cũng như phơi bày tội ác của những kẻ xâm lược và khẳng định quyền tự do, độc lập và tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt của dân tộc Việt.

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 4 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bản Tuyên ngôn Độc lập.

Phương pháp giải:

Chọn một trong các biện pháp tu từ để phân tích:

Lời giải chi tiết:

Liệt kê: liệt kê các quyền cơ bản của con người, liệt kê các hoạt động trong khía cạnh khác nhau mà thực dân Pháp đã đặt lên Việt Nam… 

Tác dụng:

Tăng thêm tính thuyết phục và nhấn mạnh tầm quan trọng về quyền con người, về những gì mà Việt Nam đang phải chịu đựng từ đó làm tăng thêm tính thuyết phục cho lập luận của Hồ Chí Minh rằng cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam là chính đáng.

Tạo sự liên kết giữa các lập luận và luận điểm: rằng qua những hành động mà thực dân Pháp đã làm thì cuộc đấu tranh giành độc lập là tất yếu.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close