Giải bài Ánh sáng cứu rỗi trang 8, sách bài tập ngữ văn 12 - Cánh diều

Trong đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, Kiên và Hoà phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khắc nghiệt nào? Theo em, khó khăn, thách thức lớn nhất là gì?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 8 SBT Văn 12 Cánh diều

Trong đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, Kiên và Hoà phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khắc nghiệt nào? Theo em, khó khăn, thách thức lớn nhất là gì?

Phương pháp giải:

 Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, Kiên và Hoà phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khắc nghiệt là:

- Thiếu lương thực, đạn dược

- Thương binh ngày càng nhiều

- Lạc vào đầm lầy có nhiều cá sấu

- Đụng độ với toán lính Mỹ

Trong những khó khăn, thách thức thì điều khó khăn nhất đối với Kiên và Hòa chính là cả đơn vị đụng độ với toán lính Mỹ trong điều kiện khốn khổ, đang tháo chạy và sức cùng lực kiệt

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 2 trang 8 SBT Văn 12 Cánh diều

Trong đoạn trích, cảnh quan thiên nhiên nào được tác giả chú ý miêu tả? Nêu mối liên hệ giữa cảnh quan đó với tâm trạng của nhân vật Kiên và Hoà.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản.

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích, cảnh quan thiên nhiên được tác giả chú ý miêu tả là: đầm lầy, đường giao liên luồn dưới mái rừng qua các trảng cỏ, rừng tre.

Mối liên hệ giữa cảnh quan đó với tâm trạng của nhân vật Kiên và Hoà là mối liên hệ tác động qua lại thuận chiều: Cảnh quan đẹp đẽ, thông thoáng sẽ gắn với tâm trạng tích cực của Kiên và Hoà và ngược lại. Ví dụ: Khi luồn dưới mái rừng xanh tươi men theo đường giao liên qua những trảng cỏ đỏ ối những hoa, Hoà tự tin, tươi tỉnh còn Kiên bình tĩnh, lòng dịu lại…

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 3 trang 8 SBT Văn 12 Cánh diều

Tình cảm của Kiên đối với Hoà trước và sau khi tìm thấy đường giao liên thay đổi như thế nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của Kiên đối với Hoà trước và sau khi tìm thấy đường giao liên thay đổi từ việc xem thường khả năng dẫn đường của Hoà, nổi nóng, lạnh lùng và có lời lẽ không hay với Hoà lại trở thành cảm thông, tin cậy và dành tình cảm cho Hoà như đồng chí, đồng đội.

 Tình cảm của Kiên đối với Hoà trước và sau khi tìm thấy đường giao liên thay đổi là vì Kiên đã có đủ thời gian quan sát, tìm hiểu, đánh giá việc làm và tình cảm của Hoà

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 8 SBT Văn 12 Cánh diều

Toán lính Mỹ được quan sát và miêu tả từ điểm nhìn của ai? Nhận xét về cách quan sát, miêu tả đó.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản. Chú ý đến đoạn văn Kiên và Hoà gặp toán lính Mỹ

Lời giải chi tiết:

Toán lính Mỹ được quan sát và miêu tả từ điểm nhìn của nhân vật Kiên:

+ Tên Mỹ đầu tiên là một lính da đen, mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ sô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra. 

+ Theo sau, cũng một tên da đen, cởi trần, băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng.

 + Tên lính thứ ba tóc vàng hoe, to cao, khỏe như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay. 

+ Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, không để phát ra tiếng.

Chọn điểm nhìn từ nhân vật Kiên để miêu tả về toán lính Mỹ khiến cho hình ảnh toán lính Mỹ trở nên chân thực hơn, tác động cảm giác lên độc giả, khiến độc giả có cảm giác như đang cùng Kiên đối mặt với toàn lính Mỹ.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 8 SBT Văn 12 Cánh diều

Hình ảnh ánh sáng được sử dụng như một biểu tượng trong văn bản Ánh sáng cứu rỗi. Nêu ý nghĩa của biểu tượng đó.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, chú ý đến những đoạn văn khi có hình ảnh ánh sáng.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh ánh sáng xuất hiện cùng lúc sự tự tin trở lại với cô giao liên Hoà.

- Hình ảnh ánh sáng lấp ló hiện trên mặt nước sông Sa Thầy

- Hình ảnh ánh sáng xuất hiện trong cảm nghĩ của Kiên về chiến tranh, về sự hi sinh của Hoà.

→ Hình ảnh ánh sáng không chỉ tượng trưng cho niềm hi vọng thoát khỏi tình thế nguy cấp, mà còn  tượng trưng cho sự thức tỉnh, sự bình yên, tượng trưng cho sự chữa lành và dẫn dắt.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 8 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu diễn biến tâm trạng và hành động của Kiên và Hoà khi đối mặt với toán lính Mỹ. Vì sao Kiên và Hoà có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản.

Lời giải chi tiết:

Trong tình huống đối mặt với toán lính Mỹ, Kiên và Hoà có những phản ứng khác nhau:

Kiên

   - "Lòng tê bại, thấp thỏm, run rẩy nghĩ."

   - "Lẳng lặng trai lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui," từng đợt âm thầm trở về chỗ khe cạn.

→ Lúc đầu, Kiên có phản ứng lo lắng, sợ hãi, và tìm cách tránh xung đột trực tiếp. Sau đó, anh đã hành động để bảo vệ và dẫn dắt các đồng đội còn lại.

Hoà

   - "Lẳng lặng trườn xa chỗ Kiên nấp."

   - Dùng khẩu súng K59 bắn phát đầu tiên vào con chó khiến bọn lính Mỹ giật mình "nằm rạp xuống và lăn tản ra." Sau đó, "Hòa quăng khẩu súng hết đạn về phái bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng trong trảng."

 → Hoà tự tin và quyết đoán, hành động để bảo vệ Kiên và mở đường cho anh ta chạy trước.

Hành động đó đã thể hiện tình đồng đội, đồng chí đẹp đẽ trong thời kháng chiến. Họ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ và mở ra cơ hội cứu sống những đồng đội, đồng chí của mình. Hành động gan dạ, phản ứng nhạy bén cùng ý chí chiến đấu luôn được bật là nguyên nhân khiến họ trở nên cứng cỏi và dám hi sinh, dám chiến đấu như vậy.

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 8 SBT Văn 12 Cánh diều

Nhận xét về cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích trên

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, chú ý đến cốt truyện và cách mà tác giả dẫn dắt cốt truyện đó.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét về cốt truyện:

+ Mang tính chất tuyến tính, liền mạch; tập trung khắc hoạ lên hành trình tháo chạy- lạc lối- tìm đường- đụng độ- hi sinh- sống sót của các nhân vật trong điều kiện nguy hiểm, khó khăn và thiếu thốn. 

+ Cốt truyện còn được tác giả sắp đặt một cách tuần tự, bên cạnh hành trình của các nhân vật, tác giả còn khắc hoạ chân thực cảnh quan thiên nhiên hoang dã để làm lên bức tranh sống động về khoảnh khắc chiến đấu, hi sinh, và những nỗi đau mà con người phải nếm trải trong và sau khi chiến tranh.

+ Chứa đựng nhiều chi tiết và tình huống truyện kịch tính và bất ngờ.

- Nhận xét về cách kể chuyện: Sử dụng ngôi kể thứ 3 nhưng lại lấy điểm nhìn để kể chuyện là nhân vật Kiên. Điều đó khiến cho tác phẩm trở nên trữ tình hơn, độc giả tưởng chừng là đang đọc lời tâm sự, bộc bạch của nhân vật.

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 8 SBT Văn 12 Cánh diều

Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội như thế nào? Em ấn tượng với cảm nghĩ nào nhát? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và chú ý đến tâm trạng, suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật Kiên.

Lời giải chi tiết:

- Kiên thấu hiểu về giá trị của sự hi sinh, lòng nhân ái của đồng đội.

- Đối mặt với sự sợ hãi, đau khổ, uất ức, căm hờn. Thậm chí là thất vọng và luôn mang trong mình cảm giác mất mát.

- Chấp nhận những cảm xúc sợ hãi đó, vượt qua nó và đối diện với những kí ức đau thương.

- Cảm nhận chiến tranh qua ánh sáng của nỗi buồn.

- Có sự chiêm nghiệm và hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của việc sống còn. Từ đó, anh tin vào sứ mệnh  trở thành một cây bút, “một nhà tiên tri những năm tháng đã đi qua, người báo trước thời quá khứ”.

Em ấn tượng với cảm nghĩ “anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước trời quá khứ.”. Khi đọc câu văn này, em cảm thấy rằng, nhân vật Kiên dường như đã thức tỉnh, anh ta đã tìm được sứ mệnh của mình. Kiên đã không trở thành một con người chìm nghẹt trong quá khứ đau thương, mà anh đã trở thành người dẫn lối cho quá khứ. Anh đã dám viết, dám nói, dám kể về quá khứ đau thương của mình, để thế hệ mai sau biết được rằng: sự sống còn trong thời bình là rất đắt, nhưng sự sống còn trên chiến trường đối với Kiên lại là “nỗi buồn được sống sót”.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close