Giải bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người trang 49, sách bài tập Văn 12 - Cánh DiềuTheo em có thể bỏ đi từ “chiều sâu” và “văn hoá” trong nhan đề Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người được không? Vì sao? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 49 SBT Văn 12 Cánh diều Theo em có thể bỏ đi từ “chiều sâu” và “văn hoá” trong nhan đề Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người được không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc tác phẩm và lý giải Lời giải chi tiết: - Theo em, không nên bỏ đi từ “chiều sâu” và “văn hoá” trong nhan đề Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người. Bởi: + “chiều sâu”: khẳng định sức ảnh hưởng cũng như sự thấm thía của văn học + “văn hoá”: khẳng định tác dụng của văn học đối với đời sống văn hoá của con người Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều Vì sao trong phần (1) của văn bản tác giả nêu lên hiện tượng “bành trướng” của truyền hình. Phương pháp giải: Đọc tác phẩm và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Trong phần (1) của văn bản tác giả nêu lên hiện tượng “bành trướng” của truyền hình là để nêu vấn đề về việc: hệ quả của việc truyền hình đang lấn át đi văn học. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều Xác định vấn đề trọng tâm (luận đề) của văn bản. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích ý nghĩa của vấn đề ấy trong văn bản như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Luận đề của văn bản trên: tác dụng to lớn và sâu sắc của văn học với việc xây dựng nhân cách văn hoá con người . - Luận đề đó đã được tác giả làm rõ bằng các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng + Luận điểm 1: vị thế của văn học nghệ thuật ngày nay khi có sự cạnh tranh với truyền hình. + Luận điểm 2: Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp con người hiểu được chính mình. + Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét khả năng giáo dục của văn học nghệ thuật với những năng lực: năng lực cảm nhận sự thật, cảm nhận những nỗi đau nhân tình, cảm nhận cái đẹp. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều Chỉ ra và phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: -Để tăng tính phủ định: + Dùng các từ phủ định: không phải, chẳng, không,… + Dùng các câu phủ định: “Tuy nhiên, riêng tôi, đã được xem và thực sự thích thú với nhiều bộ phim…”; “Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí con người…”, “Nhưng có một quan niệm khác về chức năng giáo dục…”, “Nhưng chỉ nói đến giáo dục đạo đức thì quá ít..” -Để tăng tính khẳng định: + Dùng các từ khẳng định: phải, thì, chính, chỉ…. + Dùng các câu khẳng định: “Văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu…”, “Đọc sách thì rất khác. Phải có nỗ lực của trí tuệ…”, “Truyền hình có thể lấn át văn hóa đọc nhưng cũng chính truyền hình sẽ hỗ trợ văn hóa…”, “ Chỉ tham gia vào thực tiễn xã hội con người mới..” → Việc sử dụng các biện pháp làm tăng tính phủ định và khẳng định góp phần thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của người viết về vấn đề: giá trị của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi người. Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều Em có nhận xét gì về cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Đọc kĩ văn bản. Lời giải chi tiết: - Cách lập luận: cách lập luận chặt chẽ, được biểu hiện qua các câu văn rõ ràng; đưa ra các lập luận, ví dụ minh hoạ kết hợp cùng các thao tác lập luận phân tích, chứng minh, so sánh đối chiếu… → triển khai các luận điểm vô cùng cụ thể với các lập luận chặt chẽ khi sử phương pháp phân tích văn học - Ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng nhiều nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm. Thể hiện qua việc tác giả kết hợp nhiều từ ngữ, như kết từ và tình thái từ : Vả chăng, đành rằng, thậm chí, lúc nào cũng, hơn lúc nào hết, quá,…. Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều Trong văn bản, Hoàng Ngọc Hiến viết: “ khoa học khai sáng nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp, có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có Văn học và nghệ thuật mới soi thấu”. Em hiểu tác giả muốn khẳng định điều gì qua đoạn văn này? Em có tán thành với ý kiến ấy không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn Lời giải chi tiết: Qua đoạn văn trên, tác giả muốn khẳng định vai trò và tầm quan trọng của văn học trong đời sống tâm hồn và tâm lý của con người. Em tán thành với ý kiến trên. Vì đời sống tâm hồn, tâm lý rất tinh tế và phức tạp nên khoa học khó có thể thay thế được văn học trong việc bồi dưỡng và giáo dục con người.
|