Giải bài Khúc tráng ca nhà giàn trang 32 sách bài tập văn 12 - Cánh diềuDòng nào sau đây nêu đúng thái độ của tác giả dành cho chiến sĩ trên nhà giàn? Câu văn nào dưới đây là biểu hiện của yếu tố phi hư cấu trong văn bản?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 32 SBT Văn 12 Cánh diều Vấn đề chính mà văn bản trên đề cập là? A. Vai trò của nhà giàn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. B. Hành trình đến nhà giàn trên quần đảo Trường Sa rất khó khăn, nguy hiểm. C. Nhà giàn trên biển giúp phát hiện nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. D. Nhà giàn trên biển giúp kết nối với đất liền để phát triển du lịch của đất nước. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Lời giải chi tiết: A Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 32 SBT Văn 12 Cánh diều Dòng nào sau đây nêu đúng thái độ của tác giả dành cho chiến sĩ trên nhà giàn? A. Cảm phục và trân trọng. B. Đùa vui và yêu thương. C. Đồng cảm và yêu thương. D. Cảm thông và giễu nhại. Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm Lời giải chi tiết: A Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 32 SBT Văn 12 Cánh diều Câu văn nào dưới đây là biểu hiện của yếu tố phi hư cấu trong văn bản? A. Sắc lờ đờ nước hết kia cỡ vài chục mét. B. Con tàu xé sóng màn đêm vào khu vực Ba Kè. C. Đồng hồ chỉ 4 giờ sáng. D. Bên tàu ngó sang bên chói mà rưng rưng nước mắt. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức phần Kiến thức Ngữ văn, đọc kĩ văn bản. Lời giải chi tiết: B Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 32 SBT Văn 12 Cánh diều Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng những biện pháp đặc trưng gì của thể phóng sự? Hãy chỉ ra một vài dẫn chứng cụ thể. Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm. Lời giải chi tiết: - Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng thủ pháp đặc trưng của thể loại phóng sự là : kết hợp giữa tính phi hư cấu với thủ pháp Tả -Thuật- Bình .Trong đó: + Thuật: trần thuật, tái hiện, kể lại câu chuyện, sự kiện + Tả: miêu tả nhưng phải gắn bó và xuất phát từ hiện thực + Bình: bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện của tác giả → Việc kết hợp bút pháp Tả – Thuật – Bình không chỉ làm rõ thông tin sự kiện mà còn thông tin lý lẽ, đi sâu, khám phá bản chất của sự kiện - Một số dẫn chứng cụ thể trong các đoạn văn : + “ Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và tốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này…đó là những thông điệp cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…” → Đoạn văn là lời trần thuật vào thời điểm trước những năm 2000, khi xảy ra mưa bão, các chiến sĩ biển khơi gặp phải rất nhiều khó khăn. Kết hợp với yếu tố miêu tả: “ nhà giàn không mấy kiên cố”, “ Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi..”,.. đã khiến cho câu chuyện và nhân vật càng trở nên sinh động và chân thực + “ Tôi chỉ biết láng máng rằng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng mạng thêm…Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?” → Đoạn văn là lời kể lại câu chuyện khi đứng trước nhà giàn trong chuyến đi của tác giả. Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua việc khắc họa nhà giàn “ cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn”, “ hệ thống nhà giàn ấy được mọc lên, được trụ vững…” cùng với lời bình của tác giả: “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”. Qua việc miêu tả nhà giàn, thấy được tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn cũng như cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu mến với các chiến sĩ ấy. Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 33 SBT Văn 12 Cánh diều Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc lại tác phẩm và tìm ra chi tiết ấn tượng nhất đối với bản thân. Lời giải chi tiết: Chi tiết gây ấn tượng với em là tên của những người chiến sĩ đã ngã xuống lòng biển khơi không bao giờ tỉnh dậy. Mỗi cái tên như thêm một lần đau xót, thêm một lần mất mát, khiến lòng em cũng thấy xót xa, thương tiếc cho những con người vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân mà chấp nhận hiểm nguy tính mạng. Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 33 SBT Văn 12 Cánh diều Hãy khái quát đặc điểm cơ bản của thể loại phóng sự được thể hiện qua văn bản trên. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức về thể loại phóng sự. Đọc lại tác phẩm Khúc tráng ca nhà gian. Lời giải chi tiết: Đặc điểm cơ bản của thể loại phóng sự được thể hiện qua văn bản trên: - Tính phi hư cấu của văn bản thể hiện ở những ghi chép xác thực về thời gian, không gian, địa danh, tên người thật, việc thật, số liệu của sự kiện mà người viết trực tiếp tham gia và trải nghiệm (chuyến đi từ 4 giờ sáng đến Ba Kẻ thuộc quần đảo Trường Sa; tên cán bộ, chiến sĩ, nhà thơ đã từng đến Trường Sa như đại tá Chấn, tướng Giáp Văn Cương, nhà thơ Trần Đăng Khoa; 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong các trận bão biển,…),… - Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng những biện pháp đặc trưng của thể loại phóng sự như: điều tra, đối thoại, ghi chép,… nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho người đọc, đồng thời bộc lộ trực tiếp thái độ, đánh giá của người viết. - Sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong tái hiện các chi tiết, sự việc khiến người đọc hình dung đầy đủ về những gian khổ, hi sinh của cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Câu 7 Trả lời Câu hỏi 7 trang 33 SBT Văn 12 Cánh diều Theo em, vấn đề được nêu trong bài phóng sự có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội hiện nay? Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm. Liên hệ với thực trạng xã hội ngày nay và nêu ý nghĩa Lời giải chi tiết: - Đoạn trích “Khúc tráng ca nhà giàn” đã để lại ấn tượng cho người đọc về con người và thiên nhiên vùng đá ngầm Ba Kè. Nhà văn đã ghi chép rất chân thực, cảm động về cuộc sống khó khăn gian khổ, nhiều mất mát và hi sinh của những cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ở quần đảo Hoàng Sa. Qua đó, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi, tự hào về những đóng góp của những người lính, chiến sĩ biển khơi- những người phải đối mặt trước khó khăn dữ dội của biển cả để đem lại sự phát triển, nâng cao đời sống của người dân đất nước. - Ý nghĩa với xã hội hiện nay: Đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no là kết quả của rất nhiều con người làm việc thầm lặng mỗi ngày như các các bộ, chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa. Từ đó cần phải ca ngợi, biết ơn, trân trọng với những con người ấy. Đồng thời, mỗi người chúng ta- đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay cần phải có một lý tưởng sống để đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước Câu 8 Trả lời Câu hỏi 8 trang 33 SBT Văn 12 Cánh diều Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tóm tắt: Vẽ nhọ bôi hề là phóng sự của Thiên Hư- Vũ Trọng Phụng đăng trên báo Phụ nữ thời đàm (Hà Nội) năm 1934, thời Pháp thuộc. Tác phẩm điều tra “hậu trường” của sân khấu rạp hát và phản ánh chân thực cuộc sống hoặc thất nghiệp, hoặc nhọc nhằn “cười ra nước mắt” của lớp nghệ sĩ (đào, kép) thời bấy giờ. Điều đó cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929- 1933 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Mặt khác, thời đó, văn hoá phương Tây du nhập mạnh mẽ vào nước ta, nhiều loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại ngày càng được công chúng ưa chuộng như kịch nói và đặc biệt là nghệ thuật thứ bảy (điện ảnh) khiến nghệ thuật truyền thống của dân tộc như chèo, tuồng, cải lương bị cạnh tranh gay gắt trong vấn đề tồn tại. Văn bản dưới đây được trích từ tác phẩm. * Sân khấu là cái chợ bày trò kim cổ, xếp cuộc tang thương. Chợ ấy, muốn vào, phải nộp tiền “vào cửa”. Cửa chợ phải mở to để đón khách vào xem, mà không lẽ lấy tiền vào cửa cả khóe mắt mọi người đi lại, nên sau chiếc khuôn cửa phải có cái màn đỏ. Giọng hát tiếng đàn lọt ra ngoài như giục khách vứt ra mấy hào để cuốn tấm màn kia mà xem trò thân thương nọ, Chiếc màn ấy là vật quan hệ nhất trong một rạp hát. Khách muốn đọc câu thần chú “Vừng, vừng, mở ra” thì hãy chịu khó rút ví ra đạo bùa linh ứng: tiền. Thế mà tôi đã trông thấy rạp hát kia có lần “bỏ rọ” cái màn, vì nó thành ra vô ích. Cả sân khấu hôm đó cũng không làm cái việc thường ngày của nó: người ta đã dùng nó để bày một bàn thờ lộng lẫy, đèn nến sáng trưng. Tại chỗ những dãy ghế khách ngồi, lúc này là những bàn tiệc phủ vải trắng tinh bên trên có những lọ hoa hồng. Và đáng lẽ nghe thấy giọng than của đào Đính, tiếng hát kép của Ba Liêu, điệu âm nhạc hỗn loạn của cái trống cái, cái thanh la, cái kèn tàu, ta chỉ thấy văng vẳng, tỉ lệ mấy tiếng dây tơ có lẫn giọng ngân thánh thót của giọng chị em dưới xóm: Cho thấy cố nhân? Đâu tìm đâu cho thấy cố nhân? Hôm đó, ban trị sự, các ngài cổ động, ban đào kéo, cả ba phái đã hội họp nhau ăn tiệc tại nơi này. Tôi đã trông thấy những người có bộ mặt tươi cười của ngày tết Nguyên đán. Trước khi quay nhau lại chè chén, người ta tùm năm tụm ba thành những đám nhỏ, tản mạn khắp rạp. Côt câu chuyện là việc thịnh suy của rạp, những là lãi năm nay kém lại năm ngoái hai nghìn nhưng số lãi cũng là vạn hai. Lãi cuối năm vạn hai! Ai mà không hề hả! Người ta ăn yieejc rồi người ta chia lãi. Ông chánh ban trị sự hút xì gà thì người phu khiêng đồ trong rạp cũng phì phèo điếu thuốc lá Anh. Và, có điều là đáng để ý vô cùng, là bọn người này, những người bán hỉ, nộ, ái, lạc cho đời, trong lúc vui sướng của mình lại phải cần vui giọng hát cung đàn của vài chị em dưới xóm! Vậy thì, tôi đã thấy cái quang cảnh tưng bừng của một rạp hát vào cái ngày mà người ta vén toang cái màn đỏ, mà các bạn hát tế Tổ, mag những người có cổ phần cùng ban trị sự cũng tế một ông Tổ khác nữa: Thần Kim Tiền. Một người trèo thang lên cổng rạp mắc vào tường tràng pháo dài một thước tây. Đứng dưới là một bạn trẻ con… hăm hở. - Thế nào, đã giáp mặt ông chủ chửa? - Chửa. - Thế còn đợi đến bao giờ? - Phải chờ lúc nào người ta không bận việc mới được chứ. Thoạt tiên tôi cũng không để ý mấy tới những câu hỏi, đáp trên này. Chợt thấy một giọng gay gắt của một ngày thứ ba: - Đã bảo vào thì cứ vào phăng ngay đi lại còn trừ trừ mãi. Ở đây đã ngót tuần lễ rồi, nếu không quyết định thì.. liệu có còn nổi tiền ăn đường về hay không? - Anh ngu lắm! Dù sao cũng phải giữ cái giá trị của mình mới được chứ! - Giá trị! Lại còn giá trị! Có hoạ giá trị cái cóc khô! Câu chuyện đương êm đềm bỗng thành ra xô xát. Tôi ngoảnh lại. Đó là hai người, cũng khăn lượt, áo kép the, giày tàu, trông có vẻ nửa quê nửa tỉnh, không gì đặc sắc nếu mỗi người không có một chiếc răng vàng lẫn vào hai hàm răng đen. Con người đã vô tình vì hỏi thăm mà gây cuộc hục hặc nhau cho hai người này là người đàn bà hàng nước. Cứ những cái tai nghe mắt thấy ấy cũng đã đủ khiến tôi đoán nổi rằng đó hẳn là hai bác kép về tìm việc làm tại đây. Khi họ đã chán chê đứng ngắm cái cảnh sung sướng chẳng phải của mình mà kéo nhau đi, tôi theo người đàn bà về hàng nước. Quả nhiên, tôi đã đoán nhắm… - Thưa ông, đó là hai tay kép có tiếng ở Bắc Giang, vì rạp trên đó tan nên về đây tìm việc. Chả biết có thành cơm cháo gì không! Hiện nay, trong Quảng Lạc đã có tới năm mươi đào kép rồi. - Chắc số đào kép nghỉ việc hiện nay cũng chẳng phải là ít. - Hằng hà sa số ông ạ. Mới hôm kia tôi cũng biết hai người. Lại cách đây một tháng, ba người. Tôi biết rõ lắm vì họ thường trọ tại nhà hàng cơm của chị tôi. Một người hình như đã được vào Sán Nhiên Đài và một người vào Cải lương hí viện. Còn ba người nữa hình như phải quay về quê cả rồi. Thời buổi này, nghe gì chả có. Tôi biết tìm cách nào hòng làm cái biểu thống kê những đào kép thất nghiệp- đàn thiêu thân khốn khổ đến nỗi chẳng chen nổi một chỗ bay quanh cái bóng đèn, muốn tự thiêu cũng không xong? Sân khấu một rạp hát Hà Thành đối với bọn này là Bồng Lai hay là Địa Ngục? […] - Hằng hà sa số ông ạ. Câu nói trên này còn văng vẳng mãi bên tai tôi. […] Thế kỉ này là thế kỉ vội mà sân khấu cũng đã hết cất tiếng gọi trong dân gian. Mọi sự tiến bộ đều đi mau những nạn thất nghiệp còn đi mau hơn hết! […] (Vũ Trọng Phụng, Vẽ nhọ bôi hề, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000) a. Xác định đề tài và đặt tên cho văn bản trên (khác tên tác giả đã đặt cho văn bản). b. Chỉ ra tính phi hư cấu của thể loại sự được thể hiện qua văn bản trên. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. - Đề tài: Sự tồn tại của sân khấu truyền thống trong đời sống hiện đại / Số phận của sân khấu truyền thống thời hiện đại,… - Đặt tên cho văn bản: Số phận của đào kép thời nay, Sân khấu truyền thống một thời vang bóng … b.- Tác giả đã điều tra, đối thoại, ghi chép,… đề cung cấp thông tin xác thực về tình trạng thất nghiệp của các đào kép, thực trạng của các rạp biểu diễn sân khấu truyền thống chèo, tuồng, cải lương của Hà Thành một thời huy hoàng, rực rỡ, giờ đây có nguy cơ phải đóng cửa và nghệ sĩ đứng trước nguy cơ thất nghiệp (rạp Quảng Lạc, Sán Nhiên Đài, Cải lương hí viện, năm mưới đào kép, hai kép nổi tiếng ở Bắc Giang lặn lội xuống Hà Thành tìm việc,…),… - Thủ pháp miêu tả kết hợp với trần thuật. - Ngôn ngữ giàu chất thơ.
|