Giải bài Tiếng Việt trang 36 sách bài tập Ngữ văn 12 - Cánh diềuLập bảng tổng kết các biện pháp tu từ đã học ở cấp Trung học phổ thông; tìm cho mỗi biện pháp lấy một ví dụ minh họa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Tìm và nêu cách sửa lỗi dùng từ trong sách báo (sách báo in hoặc điện tử) Phương pháp giải: Tham khảo các bài báo trên các trang báo để tìm lỗi sai Tham khảo các bài viết liên quan đến lỗi dùng từ trong sách báo Lời giải chi tiết: - “Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thuỷ văn TƯ...” → “Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thuỷ văn T.Ư…’’ hoặc “Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thuỷ văn TW...” - “Sau khi kết thúc Đại hội điểm Ban Thường vụ tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm phát huy những việc làm tốt, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho các chi bộ, đảng bộ đại hội sau” (Tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ - báo Hànộimới, ngày 17/6/2015). —> “Sau khi kết thúc Đại hội điểm Ban Thường vụ tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những việc làm tốt, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho các chi bộ, đảng bộ đại hội sau” (Tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ - báo Hànộimới, ngày 17/6/2015). - “Anh ấy mới xây một ngôi nhà tuy nhỏ và xinh xắn ở ven hồ…” —> Anh ấy mới xây một ngôi nhà tuy nhỏ mà xinh xắn ở ven hồ Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Lập bảng tổng kết các biện pháp tu từ đã học ở cấp Trung học phổ thông; tìm cho mỗi biện pháp lấy một ví dụ minh họa Phương pháp giải: Xem lại các bài đã học liên quan đến các BPTT Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Nêu một ví dụ về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường mà em đã đọc. Phân tích tác dụng của các diễn đạt ấy. Phương pháp giải: Hiểu được thế nào là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường Lời giải chi tiết: - Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ là hiện tượng người nói và người viết phá vỡ có chủ ý một số quy tắc để thể hiện những sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp. Ví dụ: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót, sông dài trời rộng bến cô liêu.” (Huy Cận) Tác dụng: - Từ “chót vót” thường được gắn liền với từ “cao” để chỉ độ “cao chót vót”, cao vượt hẳn lên trên tất cả. Nhưng thay vì dùng để diễn tả độ cao, Huy Cận sử dụng để đặc tả độ sâu. Giúp cho người đọc không thể hình dùng được độ sâu đó là sâu như nào, sâu bao nhiêu; mà chỉ có thể biết được rằng đó rất sâu, độ sâu mà có lẽ không có gì sâu bằng. - Giúp cho câu thơ mang tính mới lạ, tạo điểm nhấn làm thu hút độc giả. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Nhận diện, phân tích và sửa lỗi trong các câu sau a, Được các bạn sinh viên trồng những cây xanh bên lề đường để che bóng mát cho trường b, Không ngờ từ những lần lân la ở các tụ điểm chơi game ấy, đã làm anh mê máy vi tính lúc nào không hay. c, Trong thơ nói riêng và kịch nói chung, Lưu Quang Vũ đã để lại dấu ấn cá nhân đậm nét với những sáng tạo độc đáo, mới mẻ. Phương pháp giải: Đọc kĩ các phần a,b,c đề nhận diện lỗi sai. Lời giải chi tiết: a, Được các bạn sinh viên trồng những cây xanh bên lề đường để che bóng mát cho trường. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự từ → Những cây xanh bên lề đường được các bạn sinh viên trồngđể che bóng mát cho trường. b, Không ngờ từ những lần lân la ở các tụ điểm chơi game ấy, đã làm anh mê máy vi tính lúc nào không hay. Lỗi về thành phần câu → Không ngờ từ những lần lân la ở các tụ điểm chơi game ấy, anh mê máy vi tính lúc nào không hay. c, Trong thơ nói riêng và kịch nói chung, Lưu Quang Vũ đã để lại dấu ấn cá nhân đậm nét với những sáng tạo độc đáo, mới mẻ. Lỗi lô- gíc (thơ và kịch là hai thể loại văn học tương đương nhau nên không thể dùng cách diễn đạt như vậy) → Trong thơ và kịch, Lưu Quang Vũ đã để lại dấu ấn cá nhân đậm nét với những sáng tạo độc đáo, mới mẻ.
|