Giải bài Thực thi công lý trang 19 sách bài tập văn 12 - Cánh diềuHoàn thành bảng sau để liệt kê các hành động kịch của Póoc- xi- a và Sai- lốc trong đoạn trích
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 19 SBT Văn 12 Cánh diều Hoàn thành bảng sau để liệt kê các hành động kịch của Póoc- xi- a và Sai- lốc trong đoạn trích:
Phương pháp giải: Đọc tác phẩm Lời giải chi tiết:
Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 20 SBT Văn 12 Cánh diều Phương án nào dưới đây nêu đúng nhất về tình huống kịch trong đoạn trích? A. Sai- lốc đòi toà xử kiện theo đúng điều khoản độc ác B. Sai- lốc đòi toà xử kiện theo đúng các điều khoản của tờ văn khế độc ác và Póoc- xi- a đã tìm mọi cách để thuyết phục y thay đổi quyết định, nhận tiền bồi thường. C. Póoc- xi- a bí mật nhập vai quan toà để xử vụ kiện của Sai- lốc. D. An- tô- ni- ô và Ba- xa- ni- ô bị Sai- lốc kiện ra toà vì vi phạm điều khoản của văn khế. Phương pháp giải: Đọc tác phẩm, đối chiếu với các đáp án. Lời giải chi tiết: B Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 20 SBT Văn 12 Cánh diều Nhân vật nào trong văn bản là đối tượng của tiếng cười? A. Póoc- xi- a B. Sai- lốc C. An- tô- ni- ô D. Ba- xa- ni- ô. Phương pháp giải: Đọc tác phẩm Lời giải chi tiết: B Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 20 SBT Văn 12 Cánh diều Phương án nào nêu đúng xung đột trong đoạn trích? A. Xung đột giữa cái xấu và cái tốt B. Xung đột giữa cái cao cả và cái thấp hèn. C. Xung đột giữa cái xấu và cái xấu. D. Xung đột giữa sự thật và giả dối. Phương pháp giải: Đọc tác phẩm Lời giải chi tiết: A Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 20 SBT Văn 12 Cánh diều Tìm phần văn bản ở bên A phù hợp với cấu trúc đối thoại ở bên B. Chỉ ra tác dụng của cách tổ chức các lời thoại đó. Phương pháp giải: Đọc và tìm các đoạn văn theo yêu cầu. Lời giải chi tiết: (1) – d (2) – b, c (3) – a Tác dụng của cách tổ chức lời đối thoại đó: thể hiện tính cách trái ngược nhau của nhân vật trong đoạn trích Thực thi công lý: Sai-lốc một thương gia mưu mẹo, tham lam; Poóc-xi-a: đầy bản lĩnh, tự tin, thông minh Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 21 SBT Văn 12 Cánh diều Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? A. Tạo tình huống nhầm lẫn trớ trêu. B. Sử dụng cách diễn đạt phi logic C. Tạo đối thoại theo lối “ông nói gà, bà nói vịt” D. Sử dụng lập luận của đối thủ để hạ gục đối thủ. Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm Lời giải chi tiết: D Câu 7 Trả lời Câu hỏi 7 trang 21 SBT Văn 12 Cánh diều Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của nhân vật Sai-lốc. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch? Phương pháp giải: Tìm các lời thoại, hành động của Sai- lốc. Sau đó tìm các chi tiết, các từ ngữ trong lời thoại, hành động đó để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Tính cách của nhân vật Sai- lốc: ích kỉ, tham lam, tính toán, độc ác… Điều đó được thể hiện rõ trong các lời thoại và hành động của Sai- lốc trong việc ký với An-tô-ni-ô một hợp đồng vay tiền với điều kiện sau ba tháng, nếu An-tô-ni-ô không hoàn trả số tiền đúng ngày thì Sai-lốc có quyền lấy một cân thịt trên cơ thể An-tô-ni-ô. - Kẻ lẻo mép, nịnh hót : “Ôi, vị quan tòa cao quý !”/ “Ôi, vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt”/ “Quan tòa thật là công minh quá !”/ “ Quan tòa thật là giỏi quá !” - Bản tính tàn độc : + Sau khi Pooc-xi-a thuyết phục sự khoan hồng, ông ta vẫn lạnh lùng và cứng đầu “Tôi đòi hỏi công lý và sự thi hành các điều khoản”. + “Ở ngực...gần sát tim” – Đó là vị trí ông ta sẽ xẻo thịt – một vị trí đau đớn thậm chí có thể lấy cả tính mạng của người bị cắt. + Ông ta hào hứng sẵn sàng cắt thịt của Antonio hay chính là hành động giết người, đến mức đưa cả cân lên tòa “Tôi có mang theo đây, sẵn sàng đủ cả.”. -🡪 Có nhiều thói xấu đáng phê phán Câu 8 Trả lời Câu hỏi 8 trang 21 SBT Văn 12 Cánh diều Hãy lựa chọn để đối thoại với một trong các ý kiến sau đây (Gợi ý: đồng tình, không đồng tình, lý do,…). a) “Chính bản chất của sự khoan hồng là không vâng theo áp lực; nó từ trên trời sa xuống như một trận mưa tốt lành; nó được trời ban phước hai lần: được ban phước trong kẻ ra ơn cũng như trong kẻ chịu ơn.” (lời của Poóc-xi-a). b) “[…] tôi khẩn cầu các ngài: các ngài hãy bắt công lý phải nhượng bộ, nhân danh uy quyền của các ngài; các ngài hãy làm cái việc sai trái nhỏ đó để làm một việc nhân nghĩa rất lớn. […]” (lời của Ba-sa-ni-ô) c) “Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-ơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên một tiền lệ, và vịn vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được.” (lời của Poóc-xi-a) Phương pháp giải: Đọc các ý kiến trên từ đó đưa ra các nhận xét của bản thân Lời giải chi tiết: Em không đồng ý với ý kiến c. Quả thật, khi chúng ta tạo ra một tiền lệ thì: “, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước”, điều đó là không sai. Tuy nhiên, với xã hội hiện nay, thời thế đổi thay, cuộc sống không bao giờ ngừng vận động, vậy nên nếu vẫn giữ quan điểm như vậy thì pháp luật sẽ trở nên cứng ngắc, không phù hợp với đời sống nhân dân. Điều này còn nguy hiểm hơn là việc những sự nhũng lạm sẽ hại nhà nước, mà rủi ro trước mắt chính là đời sống xã hội bất ổn. Mà nếu đời sống xã hội không được ổn định thì đó là nhà nước và pháp luật đang chưa đảm bảo được cuộc sống của chúng ta Câu 9 Trả lời Câu hỏi 9 trang 21 SBT Văn 12 Cánh diều Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới. a, Tình huống của đoạn trích là gì? A. Cử Lân giả vờ không biết tiếng An Nam để người Pháp coi mình như người “quý quốc” B.Cử Lân sử dụng tiếng “ta đặc” để giải thích lý do muốn “tiệt cái hơi giống An Nam” và thuyết phục Kim Ninh “bỏ quách cái giống nòi An Nam” C. Kim Ninh thuyết phục Cử Lân sử dụng tiếng Việt để giao tiếp vì tiếng Việt “dịu dàng êm ái, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn” D. Kim Ninh từ chối tình cảm của Cử Lân vì thấy “người đâu mà dở ốm dở đau, dở cay dở nồng: b, Hình thức ngôn ngữ nào không xuất hiện trong đoạn trích? A. Đối thoại B. Chỉ dẫn sân khấu C. Bàng thoại D. Chêm xen các từ tiếng Pháp c, Phương án nào dưới đây nếu đúng xung đột trong đoạn trích? A. Xung đột trong nội tâm của nhân vật Cử Lân. B. Xung đột trong nội tâm của nhân vật Kim Ninh. C. Xung đột giữa nhân vật Cử Lân, Kim Ninh, và “giống nòi An Nam” D. Xung đột giữa nhân vật Cử Lân, Kim Ninh d, Để làm cho bản thân “tiệt cái hơi An Nam”, nhân vật Cử Lân đã làm gì? (1) Không nói tiếng An Nam, nghe tiếng An Nam (2) Không muốn tư duy bằng tiếng An Nam để “óc biến hẳn thành óc Tây” (3) Giả vờ không biết tiếng An Nam để “lấy oai” (4) Sử dụng tiếng “ta đặc” để giao tiếp với Kim Ninh. A. (1), (2)B. (3), (4) C. (1), (3)D. (2), (3) e, Phương án nào nêu đúng về nhân vật Cử Lân trong đoạn trích? A. Tây hoá, vong bản, khinh bỉ giống nòi. B. Đua đòi, lố lăng, bất hiếu. C. Giả dối, nịnh nọt, hèn nhát. D. Bất trung, bất nghĩa, bất tín. Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm. Lời giải chi tiết: a, B b, C c, D d, D e, A
|