Giải bài Thời gian trang 13 sách bài tập văn 12 - Cánh diều

Thời gian là bài thơ được viết theo lối tự do là bởi bài thơ không tuân thủ theo những quy tắc, quy định nào về số tiếng trong một dòng, số dòng trong một khổ hay thanh trắc, thanh bằng,...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 13 SBT Văn 12 Cánh diều

Vì sao nói Thời gian là bài thơ được viết theo lối tự do

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Thời gian là bài thơ được viết theo lối tự do là bởi bài thơ không tuân thủ theo những quy tắc, quy định nào về số tiếng trong một dòng, số dòng trong một khổ hay thanh trắc, thanh bằng, cách ngắt nhịp, lẫn cả về hình thức viết hoa đầu dòng,... tất cả đều tự do, không tuân theo nguyên tắc của bất kì một thể loại nào.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 13 SBT Văn 12 Cánh diều

Điểm giống nhau trong cách cảm nhận của nhà thơ về “thời gian” và “kỉ niệm” là gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong tác phẩm, “thời gian” và “kỉ niệm” được tác giả cảm nhận và miêu tả một cách cụ thể bằng biện pháp chuyển đổi cảm giác, từ đó biến những thứ hữu hình trở thành những thứ có thể quan sát được, lắng nghe được.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 13 SBT Văn 12 Cánh diều

Hãy xác định điểm đáng chú ý về hình thức của ba câu thơ cuối. Điều này gợi cho em những cảm nhận gì?

Phương pháp giải:

Đọc  ba câu thơ cuối

Lời giải chi tiết:

Điểm đáng chú ý về hình thức của ba câu thơ cuối là tách dòng ở các tiếng cuối.

Cách tách dòng này làm nổi bật đoạn thơ, tạo sự mới mẻ, lạ hoá cho câu thơ. Qua đó, tác giả cũng mượn cách tách dòng để nhấn mạnh những nội dung, nhấn mạnh những đặc điểm của các sự vật đang được nhắc đến.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 13 SBT Văn 12 Cánh diều

Em hiểu dụng ý của bài thơ trong hai dòng thơ cuối thế nào? Hãy giải thích cách hiểu của em

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Hai dòng thơ cuối: “Và đôi mắt em/ như hai giếng nước.”

- Hình ảnh “đôi mắt em”: thường để chỉ đôi mắt của những người con gái, người tình của thi nhân. Có lẽ đó là tình yêu của thi nhân đối với một cô gái trong lòng mình

- “như hai giếng nước” gợi ra hình ảnh long lanh, đẹp đẻ. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một vẻ đẹp sâu lắng làm say đắm những con người nhìn vào đôi mắt ấy.

→ Đây có thể là nói đến một người con gái, người tình mà thi nhân đắm say; nói đến vẻ đẹp ẩn sâu trong đôi mắt ấy. Có lẽ “hai giếng nước” kia long lanh đến nỗi hút hồn của thi nhân vào vòng xoáy của tình yêu. Theo năm tháng, người con gái ấy sẽ già đi, nhưng có lẽ vẻ đẹp trong đôi mắt ấy vẫn tồn tại, ong lanh và sâu sắc đến lạ thường. Tình yêu ấy, giống như tình yêu với cái Đẹp, không thể bị thời gian huỷ diệt.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 13 SBT Văn 12 Cánh diều

Hãy chỉ ra các biểu hiện của thơ có yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian và nhận xét về tác dụng của các yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm

Phương pháp giải:

Đọc văn bản.

Lời giải chi tiết:

Các biểu hiện có yếu tố tượng trưng: “những chiếc lá”, “rơi”, “tiếng sỏi”, “lòng giếng cạn”, ‘câu thơ/còn xanh”, “bài hát/còn xanh”, “đôi mắt em/như hai giếng nước”

—> Tạo liên tưởng phong phú, sâu xa cho người đọc về thời gian, sự sống, cái Đẹp

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 13 SBT Văn 12 Cánh diều

Bài thơ đã đem đến cho em những suy niệm gì về cuộc sống?

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ. 

Lời giải chi tiết:

 Thời gian là thứ mà không gì có thể lấy lại được. Nó tồn tại, và chia đều cho mỗi người. Những cách chiêm nghiệm, cách sống sao cho không hối tiếc thì không phải ai cũng làm được. Nếu không biết trân trọng, tận dụng và quản lý tốt thời gian của hôm nay thì mai sau chỉ còn lại chữ “hối tiếc” cho cuộc đời mình.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close