Giải bài Ôn tập trang 37 sách bài tập Ngữ văn 12 - Cánh diềuXác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau sao cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK, Ngữ văn 12, tập hai.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 37 SBT Văn 12 Cánh diều Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau sao cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK, Ngữ văn 12, tập hai.
Phương pháp giải: Xem lại các bài đọc hiểu đã học Lời giải chi tiết:
Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều Ghi tên văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 12, tập hai đã nêu trong bài tập 1 sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:
Phương pháp giải: Xem lại kiến thức đã học Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều Cấu trúc và các nội dung chính của Bài 6 khác gì so với các bài khác trong sách Ngữ văn 12, tập hai? Phương pháp giải: Xem lại cấu trúc và nội dung chính của Bài 6 Lời giải chi tiết: Điểm khác của Bài 6 so với các bài khác trong sách Ngữ văn 12, tập hai: - Nội dung của Bài 6 tập trung vào một tác giả là Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh - Có riêng một bài nói khái quát về tác giả - Trông một Bài nhưng lại có nhiều thể loại (thơ, truyện, văn chính luận) Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong cách hiện thực và phong cách hiện đại qua các đoạn trích tiểu thuyết trong Bài 7 Phương pháp giải: Hiểu được các đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong cách hiện thực và phong cách hiện đại Lời giải chi tiết: - Tiểu thuyết hiện đại là tiểu thuyết được sáng tác bởi các nhà văn không chấp nhận các khuôn mẫu của tiểu thuyết truyền thống, muốn cách tân, thể nghiệm những hình thức, kĩ thuật mới. Ở Phương Tây, tiểu thuyết hiện đại hình thành vào khoảng đầu thế kỉ XVII. Các nhà tiểu thuyết hiện đại sáng tạo ra những hình thức tiểu thuyết mới: Tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết lãng mạn,… Ở Việt Nam, tiểu thuyết hiện đại là tiểu thuyết được sáng tác bằng chữ Quốc ngữ, xuất hiện từ khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đây là những tiểu thuyết có nội dung và hình thức khác hẳn với tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán và truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Các nhà tiểu thuyết hiện đại Việt Nam tiếp thu tinh thần và hình thức của tiểu thuyết hiện đại phương Tây nhằm không ngừng đổi mới thể loại, phản ánh và góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp, những vấn đề nóng của thời đại. VD các tiểu thuyết đã học: Hạnh phúc của một tang gia.,ánh sáng cứu rỗi, đêm trăng và cây sồi, con người không thể bị đánh bại - Phong cách hiện thực: Lấy việc miêu tả, tái hiện đời sống chính xác như nó vốn thế làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản. Các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chi tiết, sự việc thường ngày, khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội. VD: Hạnh phúc của một tang gia (lật tẩy bộ mặt giả tạo của xã hội đương thời).,Chiến tranh và hòa bình - Phong cách hiện đại: Lấy việc phá vỡ các giới hạn và khuôn mẫu cứng nhắc của những phong cách văn học truyền thống làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản. Các nhà văn có phong cách hiện đại ưa thích thử nghiệm các kĩ thuật văn học mới lạ như dùng nhiều điểm nhìn trần thuật, thay đổi linh hoạt về giọng điệu, xóa nhòa ranh giới thể loại, kết cấu phi tuyến tính, dòng tâm tư, phương pháp của những tảng băng trôi nhằm phản ánh cuộc sống hiện tại và cách tân, đổi mới văn học. VD: Ông già và biển cả, Nỗi buồn chiến tranh Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều Các văn bản thơ trong Bài 8 có đặc điểm nào chung về hình thức? Nêu một số lưu ý về cách đọc các văn bản ấy Phương pháp giải: Đọc lại các văn bản thơ Bài 8 Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều Nêu nội dung lớn của các văn bản thông tin trong Bài 9, sách Ngữ văn 12 và chỉ ra ý nghĩa của những nội dung ấy. Phương pháp giải: Đọc lại các văn bản thông tin trong Bài 9, sách Ngữ văn 12 Lời giải chi tiết: Nêu nội dung lớn của các văn bản thông tin trong Bài 9, sách Ngữ văn 12: - Vai trò của công nghệ thông tin: Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học- công nghệ (Nguyễn Thế Nghĩa) và Tin học có phải là khoa học (Phan Đình Diệu) - Về bình đẳng giới: Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường; Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a. → Các văn bản thông tin trong bài 9 đều đề cập đến các vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa thời sự đối với toàn cầu. Câu 7 Trả lời Câu hỏi 7 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều Yêu cầu về hình thức viết của các bài 6,7,8 và 9 trong sách Ngữ văn 12, tập hai có gì giống và khác nhau? Phương pháp giải: Xem lại yêu cầu về hình thức viết của các bài 6,7,8 và 9 Lời giải chi tiết: - Bài 6: Viết nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ - Bài 7: Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm - Bài 8: Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ. - Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội —> Cả bốn bài giống nhau ở chỗ đều là viết nghị luận. Nhưng điểm khác nhau là: - Về nội dung - Về hình thức viết khác nhau(bài nghị luận thông thường, viết thư, bài phát biểu) Câu 8 Trả lời Câu hỏi 8 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều Phân tích tác dụng của một trong các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, các biện pháp tu từ, các kiểu câu,... trong một văn bản văn học tự chọn Phương pháp giải: Chọn 1 văn bản mà mình thấy ấn tượng để chọn 1 yếu tố phân tích Lời giải chi tiết: Cách 1: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời, Tương tư nâng lòng lên chơi vơi… Giải thích các từ ngữ - "Sương nương": Hình ảnh sương mờ nhẹ nhàng, mềm mại, như một người thiếu nữ dịu dàng. - "Theo trăng": Gợi hình ảnh những làn sương phả trong ánh trăng—> Hình ảnh mang tính lãng mạn (→ BPTT: nhân hóa: tạo hình ảnh lãng mạn, tạo bức tranh trông mờ ảo. Hình ảnh sương và trăng gần như đang hòa làm một. - "Ngừng lưng trời": Ánh trăng như dừng lại, như đang được “treo” trên giữa bầu trời, tạo nên một khoảnh khắc tĩnh lặng, yên bình. - "Tương tư": Nỗi nhớ nhung, tình cảm sâu đậm dành cho ai đó. - "Nâng lòng lên chơi vơi": Tình cảm tương tư khiến lòng người trở nên bâng khuâng, lơ lửng, không yên. —> Cả câu thơ chứa toàn thanh bằng. Tạo cảm giác về cái đẹp của tĩnh lặng, lãng mạn, đồng thời tác động thêm và diễn tả rõ hơn tâm trạng nhớ nhung, bâng khuâng của nhân vật trữ tình. Cách 2: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót” Phân tích từ ngữ “sâu chót vót” - Cách kế hợp từ mới lạ, độc đáo - Chót vót: thường gắn với từ “cao” để chỉ chiều cao vượt lên trên các sự vật khác→ kết hợp với từ sâu: chỉ độ sâu không diễn tả được. Khiến cho câu thơ trở nên cuốn hút, mới lạ và mang một sắc thái mới Câu 9 Trả lời Câu hỏi 9 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều Nội dung Bài 10 SGK Ngữ văn 12 có những nội dung lớn nào? Nêu ý nghĩa của các nội dung trong bài đó. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung Bài 10 SGK Ngữ văn 12 Lời giải chi tiết: Nội dung Bài 10 SGK Ngữ văn 12 có những nội dung lớn là: - Tổng kết về văn học Việt Nam - Tổng kết về tiếng Việt - Tổng kết về phương pháp đọc, viết, nói và nghe.
|