Giải bài Chiếc thuyền ngoài xa trang 12 sách bài tập văn 12 - Cánh diều

Người kể chuyện trong Chiếc thuyền ngoài xa có gì khác so với người kể chuyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Muối của rừng? Vì sao Nguyễn Minh Châu lại lựa chọn người kể chuyện đó trong tác phẩm của mình?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều

Người kể chuyện trong Chiếc thuyền ngoài xa có gì khác so với người kể chuyện Chuyện chức phán sự đền Tản ViênMuối của rừng? Vì sao Nguyễn Minh Châu lại lựa chọn người kể chuyện đó trong tác phẩm của mình?

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm, chú ý đến cách xưng hô của các nhân vật trong tác phẩm và cách dẫn dắt cốt truyện.

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện trong Chiếc thuyền ngoài xa khác so với người kể chuyện Chuyện chức phán sự đền Tản ViênMuối của rừng ở chỗ, hai tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Muối của rừng đều sử dụng người kể không tồn tại trong tác phẩm (ngôi kể thứ 3) còn Chiếc thuyền ngoài xa thì người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất- xưng tôi, đồng thời là nhân vật chính của truyện. Ngoài ra, trong diễn biến câu chuyện, vai kể có khi được chuyển sang nhân vật người đàn bà, tuy nhiên vai trò chính vẫn thuộc về người kể chuyện xưng tôi.

Tác giả lựa chọn ngôi kể này có thể là do tác giả muốn hoá thân vào nhân vật Phùng để nêu ra cảm nghĩ, suy nghĩ của mình về số phận của các nhân vật, cũng như mở ra những chiều cảm xúc khác để độc giả thoả sức bày tỏ suy nghĩ về các nhân vật trong các góc nhìn khác mà tác giả không đề cập đến. 

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều

Hãy nêu và nhận xét sự biến đổi trong cảm nhận của nhân vật Phùng về gia đình người đàn bà hàng chài trong truyện.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

-Khi nhìn thấy hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa đang tiên vào: mải mê, say sưa cảm nhận cảnh đẹp trời cho

-Khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài: sửng sốt, bức xúc, căm phẫn…

-Sau khi lắng nghe những lời nói của người đàn bà hàng chài, Phùng bắt đầu lo lắng về tương lai của gia đình ấy, tương lai của một đứa trẻ sống trong cảnh bạo lực là bé Phác.

Từ đó, ta có thể thấy Nhân vật Phùng chính là nhân vật đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính: say mê cái đẹp, có quan niệm về nghệ thuật vị nhân sinh. Phùng cũng là con người giàu lòng trắc ẩn, tấm lòng cao cả, tận tâm tận lực để giúp đỡ người đàn bà hàng chài khi chứng kiến cảnh người đàn bà ấy bị bạo lực.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân tích đa diện trong tính cách của người đàn bà hàng chài

Phương pháp giải:

Hiểu thế nào là đa diện.
Đọc tác phẩm, chú ý đến nhân vật người đàn bà và những hành động thái độ của nhân vật khi đặt vào các tình huống và chi tiết khác nhau.

Lời giải chi tiết:

-Là người đàn bà nhẫn nhục, chịu đựng những trận đòn roi của người chồng.

-Hiền lành, giàu tình yêu thương nhưng rất mạnh mẽ. Là người đàn bà đã dãi nắng dầm mưa, người phụ nữ đó đã mạnh mẽ, kiên cường lựa chọn tiếp tục cuộc sống như vậy chỉ vì nghĩ cho các con.

-Người đàn bà hàng chài thấu hiểu lẽ đời, nhìn nhận mọi chuyện một cách sâu sắc khi trò chuyện, tâm sự với chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu. Từ đó, nêu lên chủ đề của tác phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về đối thoại

Lời giải chi tiết:

- Tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu :

+ Trong cái nhìn của Phùng và Đẩu chắc hẳn người đàn bà hàng chài sẽ bỏ chồng và đánh đập vợ con là điều không thể chấp nhận được, trái với mọi quy chuẩn đạo đức và trách nhiệm của người chồng.

+ Trong cái nhìn của người đàn bà làng chài, việc đánh đập vợ con không tệ bằng việc trên thuyền không có người đàn ông để chống chọi lại sự khắc nghiệt của biến khơi. Quan trọng hơn hết trong thâm tâm bà vẫn luôn nhớ đến cái ơn của người chồng và bà cũng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính khí của người chống, trong mắt bà anh chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh, của chiến tranh và của cuộc sống mưu sinh.

-Cái nhìn của Phùng và Đẩu đã thay đổi sau khi người đàn bà hàng chài nói ra quan điểm của mình. Nếu cái nhìn của Phùng và Đẩu là lí thuyết, giáo điều thì cái nhìn của người đàn bà hàng chài chính là thực tế cuộc sống. Chính điều đó đã làm thay đổi điểm nhìn của Phùng và Đẩu, giúp họ có cái nhìn đa chiếu, thiết thực và đúng đắn hơn.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh người đàn bà hàng chài trong đoạn văn sau:

“Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng của ánh sáng sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…”.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý đến từ ngữ mô tả vẻ bề ngoài về người đàn bà hàng chài.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên là đoạn trích mô tả về vẻ bề ngoài của người đàn bà hàng chài. Người phụ nữ đó có:

-Thân hình đặc trưng của những con người làm nghề sông nước: cao lớn với những đường nét thô kệch.

-Tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng

-Một khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm.

Dường như hình ảnh người đàn bà hiện lên như là một người phụ nữ xấu xí, nhưng vẻ xấu xí đó lại là chính là vẻ đẹp của lao động, của sự lam lũ và khổ cực. 

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều

Nguyễn Minh Châu tâm niệm: “Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực những con người không còn ai bênh vực”. Em nghĩ gì về tâm niệm này khi đọc Chiếc thuyền ngoài xa

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm

Tham khảo thêm các kiến thức về lý luận văn học

Lời giải chi tiết:

Đây là quan điểm thiên về “nghệ thuật vị nhân sinh”, thể hiện thiên chức nghệ sĩ, vai trò của người nghệ sĩ, tức là: nghệ thuật phải gần với đời sống, nghệ thuật phải phản ánh được đời sống. Người nghệ sĩ là người nâng bước những giấc mơ, là người phải biết “bênh vực”, biết đấu tranh với cái xấu, cái ác để bảo vệ con người, nhất là những con người không còn ai che chở hay bảo vệ họ.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close