Giải bài Viết và nói - nghe trang 9, sách bài tập ngữ văn 12 - Cánh diềuEm hiểu hình thức viết thư ở bài học này nhằm mục đích gì Với mục đích ấy mà nội dung và tính chất viết thư ở đây có gì khác với bức thư thông thường (thư cá nhân)?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 9 SBT Văn 12 Cánh diều Em hiểu hình thức viết thư ở bài học này nhằm mục đích gì Với mục đích ấy mà nội dung và tính chất viết thư ở đây có gì khác với bức thư thông thường (thư cá nhân)? Phương pháp giải: Đọc định hướng SGK của bài Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm Lời giải chi tiết: - Mục đích của việc viết thư trao đổi công việc hoặc một số vấn đề đáng quan tâm là: để nêu lên ý kiến trao đổi về một công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm với các đối tượng liên quan. Khác với việc viết thư trao đổi công việc hoặc một số vấn đề đáng quan tâm thì việc viết thư thông thường (thư cá nhân là viết để truyền tải thông tin, thường là những lời tâm sự, tình cảm, hỏi thăm… Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 11 SBT Văn 12 Cánh diều Nêu yêu cầu và các điểm cần lưu ý trong một số tình huống khi soạn thảo thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm. Phương pháp giải: Đọc kĩ định hướng SGK của bài Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm Lời giải chi tiết: Khi viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm cần chú ý đến: - Xác định mục đích: trao đổi nhằm mục đích gì? - Nội dung thư: trao đổi về công việc/ vấn đề gì - Hình thức trình bày: thư trao đổi viết tay hay soạn thảo trên máy tính? Bố cục các phần trong bức thư như thế nào? - Dạng thức gửi thư: gửi bằng văn bản qua bưu điện hay qua điện tử (email) Thư trao đổi công việc có thể gửi qua bưu điện hay qua điện tử (email), tin nhắn (messenger),... Dù dưới dạng thức nào thì thư trao đổi công việc cũng cần được soạn thảo nghiêm túc; nội dung và hình thức phải mang tính chuyên nghiệp. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 11 SBT Văn 12 Cánh diều Chọn một ý của bài tập trong dàn ý mục 2.Thực hành (SGK, trang 55-56) để viết thành đoạn văn trong bức thư. Phương pháp giải: Đọc mục 2.Thực hành (SGK, trang 55-56) Lời giải chi tiết: Chọn một ý của bài tập: - Vì sao hiệu trưởng viết thư này? Kính chào các bậc phụ huynh thân mến! Như các anh/ chị đã biết thì nghề nghiệp rất quan trọng với tương lai của con em chúng ta. Việc mai sau chúng có trở thành tài hay không, mai sau chúng có tìm được nguồn tài chính, công việc phù hợp với mình hay không; chính là nhờ một phần vào việc chọn nghề, chọn nghiệp của chúng. Chính vì vậy, tôi, thầy hiệu trưởng của trường A, với tư cách là người quản lý về mặt giáo dục của các bạn trẻ, viết thư này để trao đổi với các anh/ chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp trường Trung học phổ thông A. - Việc lựa chọn nghề nghiệp quan trọng như thế nào? Trước hết, tôi xin được trình bày với anh/ chị rằng việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng. Các cụ có câu: Sai một bước thì đi vạn dặm. Tôi nghĩ việc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với năng lực, khả năng của các cháu sẽ làm cho các cháu “đi sai vạn dặm”. Anh chị cứ nghĩ mà xem, hiện giờ trong thị trường lao động, anh chị có đếm được hết tất cả các nghề hay không. Tôi nghĩ là không, mà nếu có thì cũng rất mất thời gian. Hiện nay, chúng ta có quá nhiều nghề. Mà, học sinh thì các em ấy hay nhìn vào thị trường xem rằng nghề nào đang hot, nghề nào kiếm được nhiều tiền để lao thân vào. Xin thưa với anh chị, tôi tự tin nói với anh chị rằng tôi đã chọn đúng nghề, tôi cũng tự tin nói với anh chị rằng có rất nhiều trường hợp các em học sinh đạt 25 điểm, 26 điểm; thậm chí là 28, 29 điểm; đỗ vào các trường danh giá; nhưng mai sau vẫn quay lại trường tâm sự rằng nghề này em cảm thấy không phù hợp với em. Và tỉ lệ làm trái ngành của nước ta cũng chả phải là thấp gì. Chính vì vậy việc định hướng, chọn lọc các ngành nghề phù hợp cho con em mình là một điều quan trọng. Nếu chúng ta biết được ngành nghề phù hợp với con em mình thì chúng ta đang giúp bọn trẻ tiết kiệm được thời gian, công sức, không những thế còn khiến chúng có cơ hội thành công trong chính những nỗ lực của mình. Điều đó còn giúp con em chúng ta không chật vật, bớt mơ hồ với những định hướng ảo do xã hội tác động nên. Vì tương lai của con em mình, tôi rất muốn có cơ hội để trao đổi với các bậc phụ huynh về vấn đề này. Và tôi nghĩ, không phải đâu khác, đây chính là cơ hội để tôi có thể nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề quan trọng này. …. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 11 SBT Văn 12 Cánh diều Vì sao trong bài văn nghị luận cần có sự kết hợp các phương thức biểu đạt? Phương pháp giải: Đọc phần 2.2 Rèn luyện kĩ năng viết: Kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài nghị luận. Lời giải chi tiết: Sự kết hợp các phương thức biểu đạt giúp cho bài nghị luận vừa có được sự chặt chẽ, logic trong tư duy, vừa có được sự sinh động, hấp dẫn từ những hình ảnh, hình tượng. Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 11 SBT Văn 12 Cánh diều Đọc văn bản Hai biển hồ và trả lời các câu hỏi sau: - Nội dung chính của văn bản trên bàn về vấn đề gì? - Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận và kết hợp với các phương thức biểu đạt nào? - Chỉ ra vai trò và tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản trên Phương pháp giải: Đọc văn bản Hai biển hồ Lời giải chi tiết: - Nội dung chính của văn bản trên: Dựa vào hình ảnh của hai biển hồ để nói đến lối sống có ích của con người. - Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận và kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả. - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản đã tạo thêm sức thuyết phục cho bài văn. Hơn nữa, nhờ sự kết hợp đó, bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, hình ảnh hai biển hồ hiện lên có sức sống và đạt được giá trị biểu đạt cao. Câu 7 Trả lời Câu hỏi 7 trang 11 SBT Văn 12 Cánh diều Xác định kĩ năng trọng tâm cần rèn luyện ở tiết học nói và nghe: tranh biện về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau. Phương pháp giải: Đọc kĩ kiến thức về tranh biện về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau. Lời giải chi tiết: Rèn luyện kĩ năng nói và nghe có ba yêu cầu: kĩ năng nói, kĩ năng nghe và kĩ năng nói- nghe tương tác. Tiết học nói và nghe: tranh biện về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, kĩ năng trọng tâm là nói-nghe tương tác. Câu 8 Trả lời Câu hỏi 8 trang 11 SBT Văn 12 Cánh diều Để tranh biện về một vấn đề có nhiều ý kiến trái ngược nhau, các em cần chú ý những gì? Phương pháp giải: Đọc định hướng bài học Lời giải chi tiết: Để tranh biện về một vấn đề có nhiều ý kiến trái ngược nhau, các em cần chú ý: - Xác định chính xác vấn đề cần tranh luận; thu nhập thông tin về vấn đề đó. - Nêu ra được quan điểm, ý kiến của bản thân; xác định được quan điểm, ý kiến đối lập với mình - Tìm được những lí lẽ, bằng chứng (nhất là những tri thức khoa học), các phương tiện hỗ trợ để bảo vệ quan điểm của bản thân, đồng thời bác bỏ quan điểm đối lập. - Dự kiến trước được hoặc xác định rõ những câu hỏi, nội dung bác bỏ/ phản biện của người nghe để chuẩn bị các phương án trả lời. - Xác định và nắm vững các nguyên tắc tranh luận: nêu đầy đủ và nêu rõ ràng vấn đề cần tranh luận; tôn trọng người tham gia tranh luận; bác bỏ quan điểm của đối phương có cơ sở, không bảo thủ; có thái độ khách quan, thiện chí khi tranh luận;... - Kết luận về vấn đề phải được nêu ra một cách hợp lí, thuyết phục. - Thực hiện tranh luận theo quy trình: 1. Nếu vấn đề cần tranh luận 2. Mỗi cá nhân/ nhóm nêu ý kiến của mình 3. Mỗi cá nhân/ nhóm thực hiện tranh luận 4. Kết luận về vấn đề tranh luận. Câu 9 Trả lời Câu hỏi 9 trang 11 SBT Văn 12 Cánh diều Thế nào là ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời sự của một tác phẩm văn học? Phương pháp giải: Xem lại phần 1.Định hướng Lời giải chi tiết: (Có thể tham khảo câu trả lời của một bạn học sinh lớp 12 như sau:) - Ý nghĩa lịch sử có thể được hiểu là giá trị trong việc phản ánh những sự kiện, tư tưởng, giá trị của thời đại mà nó được sáng tác. Qua đó làm sáng tỏ, tác động một phần nào đó đến các sự kiện lịch sử ấy. - Ý nghĩa thời sự có thể được hiểu là thông điệp hoặc lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm trong tác phẩm nhằm chỉ ra hoặc gợi mở về những vấn đề của đang tồn tại trong cuộc sống hiện tại. Từ đó thúc đẩy hoặc thức tỉnh, gợi mở hay tạo ra sự thay đổi đối với một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Câu 10 Trả lời Câu hỏi 10 trang 11 SBT Văn 12 Cánh diều Vì sao em không tán thành ý kiến bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ có ý nghĩa lịch sử? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lời giải chi tiết: Em không tán thành ý kiến bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ có ý nghĩa lịch sử là bởi vì bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có ý nghĩa thời sự. - Ý nghĩa thời sự chính là những nội dung, tư tưởng, thông điệp được gợi ra từ tác phẩm và chúng vẫn có giá trị đối với cuộc sống hiện tại. - Ý nghĩa thời sự của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: + Tác phẩm đã phản ánh tinh thần yêu nước và sự hy sinh anh dũng của những người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. → Xây dựng nên tượng đài bất tử của những những người nghĩa sĩ với lòng yêu nước nồng nàn, sự căm thù giặc sâu sắc và tinh thần chiến đấu kiên cường. (Thực trạng: sự hội nhập dễ làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc, sự lãng quên lịch sử,... ) —> Nhắc nhở đến chúng ta về lòng yêu nước, tình yêu quê hương, về việc trân trọng cuộc sống, trân trọng hòa bình và những điều ở hiện tại. Phải biết giữ gìn “xương máu của cha ông”, biết dựng xây và phát triển đất nước.
|