Giải bài Đọc, viết, nói và nghe sách bài tập Ngữ văn 12 - Cánh diềuTheo em, vì sao sách Ngữ văn cuối lớp 12 cần có nội dung tổng kết đọc, viết, nói và nghe? Dựa vào yêu cầu của sách Ngữ văn lớp 12 để trả lời Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Theo em, vì sao sách Ngữ văn cuối lớp 12 cần có nội dung tổng kết đọc, viết, nói và nghe? Phương pháp giải: Dựa vào yêu cầu của sách Ngữ văn lớp 12 để trả lời Lời giải chi tiết: Mục tiêu dạy học Ngữ văn của Chương trình 2018 không chỉ tập trung vào nội dung mà còn hình thành cách thức về cách đọc, cách viết, cách nói-nghe cho học sinh. Từ đó đưa ra các yêu cầu học sinh về cách vận dụng các cách thức ấy vào ngữ cảnh nói và những tình huống mới. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Vì sao cần luyện tập kĩ năng đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản? Phương pháp giải: Để trả lời câu hỏi trên hãy trả lời câu hỏi: Luyện tập kĩ năng đọc hiểu không theo thể loại, kiểu văn bản và luyện tập kĩ năng đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản khác nhau ở điểm nào Lời giải chi tiết: Lý do cần luyện tập kĩ năng đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản vì: - Nếu không luyện tập thì sẽ dễ dàng quên đi các văn bản mà mình đã từng đọc, từng học. Bởi: sau 24h, các kiến thức gần như đã tự trôi đi nếu không được ôn tập hay luyện tập. Chính vì vậy, việc luyện tập sẽ giúp cho chúng ta kéo dài thời gian nhớ và khiến chúng trở thành kiến thức của chính bản thân mình. - Mỗi thể loại, mỗi kiểu văn bản sẽ có các đặc trưng, các cách đọc, cách tiếp cận khác nhau. Việc đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản giúp học sinh hình thành nên được cách nhận biết và cách tiếp cận các thể loại và kiểu văn bản ấy; giúp cho quá trình tiếp thu nhanh hơn và dễ dàng hơn. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Tại sao văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lại có chung một số yêu cầu đọc hiểu? Nêu một số điểm khác biệt cần chú ý khi đọc văn bản văn học so với đọc văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức về văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin Lời giải chi tiết: Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lại có chung một số yêu cầu đọc hiểu là chúng đều có chung đặc điểm của văn bản biết. Vì thế, khi đọc hiểu cần đáp ứng các yêu cầu chung về đọc Tuy nhiên, văn bản văn học thường kết hợp nhiều các biện pháp tu từ, các từ ngữ, nội dung đều có tính đa nghĩa. Hơn nữa, ngôn ngữ và hình thức của văn bản văn học cũng rất đa dạng và những điểm khác biệt (ví dụ: thơ năm chữ, thơ bốn chữ, thơ 6 chữ, thơ tự do, kịch, nhật ký,....) Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Tại sao viết một văn bản cần “Tạo lập theo quy trình bốn bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa); vận dụng kết hợp các kĩ năng viết cụ thể để diễn đạt bài văn sinh động, đạt hiệu quả cao,...; không chép lại văn của người khác.”? Phương pháp giải: Dựa vào những bài viết đã làm để trả lời. Lời giải chi tiết: Giải thích ý: Tạo lập theo quy trình bốn bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa) - Hiểu được rõ quy trình tạo ra một văn bản - Lọc, chọn và kiểm soát được chất lượng các ý, các luận điểm của bài - Biết được cách tạo ra một đoạn văn/ bài văn,.... → Biết cách làm ra sản phẩm của chính mình và không sao chép văn của người khác Giải thích ý: vận dụng kết hợp các kĩ năng viết cụ thể để diễn đạt bài văn sinh động, đạt hiệu quả cao,... Việc vận dụng kết hợp các kĩ năng viết cụ thể sẽ khiến cho lớp ngôn ngữ trở nên đa chiều, sâu sắc hơn; từ đó mở rộng chiều nội dung của văn bản. Hơn nữa, ngôn ngữ của văn bản cũng trở nên sinh động, đạt hiệu quả hơn,... - Không chép lại văn của người khác. Viết văn là để trình bày, chia sẻ các quan điểm, suy nghĩ, tình cảm của mình… Vì thế, không nên chép lại văn của người khác, tránh được lỗi đạo văn. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cần chú ý ba yêu cầu: nội dung; cách thức, thái độ và tình cảm khi nói- nghe. Em hiểu yêu cầu đó như thế nào? Phương pháp giải: Chú ý đến vai trò của nội dung; cách thức thái độ và tình cảm khi nói- nghe Lời giải chi tiết: Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cần chú ý ba yêu cầu: nội dung; cách thức thái độ và tình cảm khi nói- nghe: - Nội dung: + Đối với kĩ năng nói: cần hiểu và biết rõ được mình đang, sắp nói những nội dung gì để nói đúng trọng tâm, đúng nội dung cần nói. + Đối với kĩ năng nghe: Cần nắm bắt và hiểu được nội dung mà người nói đang nói để có thể thực hiện việc trao đổi thông tin. —>Trau dồi được kiến thức, luyện tập nói về các chủ đề khác nhau - Cách thức: Liên quan đến mẫu câu, ngữ điệu, giọng điệu, cách ngắt quãng…của một bài nói. Ví dụ: “Mỗi gia đình hai con vợ/ chồng hạnh phúc” sẽ khiến người nghe hiểu lầm ý của người nói. Thực tế, ý của người nói là: “Mỗi gia đình hai con/ vợ chồng hạnh phúc”.... - Thái độ và tình cảm: + Kiểm soát được các trạng thái: yêu, quý, tức giận,...đối với các vấn đề trình bài + Cải thiện sự tự tin + Thể hiện sự tôn trọng người nói, người nghe,....
|