Bài 3: Viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết. Đoạn văn nào nêu kết thúc câu chuyện. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện. Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. Trao đổi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa.

Sách giáo khoa lớp 5 - Chân trời sáng tạo (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:

1. Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

2. Ngày còn bé, tối nào bà cũng kể chuyện cho em nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, câu chuyện nào cũng thật hấp dẫn. Nhưng em vẫn thích câu chuyện "Tích Chu" hơn cả.

a. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể?

b. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan?

Phương pháp giải:

Em đọc hai đoạn văn để trả lời.  

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn văn giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể: Đoạn văn 1

b. Đoạn văn dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan: Đoạn văn 2

Câu 2

Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:

1. Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu mừng rỡ ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên, hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

2. Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

a. Đoạn văn nào nêu kết thúc câu chuyện?

b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện?

Phương pháp giải:

Em đọc hai đoạn văn và trả lời.  

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1

b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2

Câu 3

Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Mở bài: Trong tất cả các câu chuyện cổ tích, em thích nhất đó là "Người ăn xin" với nhân vật chính bạn nhỏ và người đàn ông ăn xin già khụ giữa mùa đông lạnh lẽo trên đường phố.

Kết bài: Qua câu chuyện "Người ăn xin", em nhận thấy rằng thật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.

Vận dụng

Trao đổi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa? 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để trả lời.  

Lời giải chi tiết:

Để có một ngày mới thật ý nghĩa em sẽ dậy sớm tập thể dục, phụ giúp mẹ chuẩn bị bữa sáng và đi học đúng giờ. 

  • Bài 4: Lên nương trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Quan sát tranh bên và trao đổi với bạn. Tranh vẽ cảnh ở đâu. Bạn nhỏ đang làm gì. Lên nương. Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh nào. Mỗi cách nói sau có gì thú vị. Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc. Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về cuộc sống của các bạn nhỏ ở vùng cao.

  • Bài 4: Luyện tập về danh từ trang 24 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Tìm danh từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp. Tìm 2 - 3 danh từ cho mỗi nhóm dưới đây. Đặt 1 - 2 câu nói về một hiện tượng tự nhiên.

  • Bài 4: Viết bài văn kể chuyện trang 25 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (tiếng việt 4, tập 1), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em. Đóng vai, nói đáp lời khen của bố mẹ và chị Dua với Liêm.

  • Bài 3: Danh từ chung, danh từ riêng trang 20 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Xếp từ in đậm trong các câu ca dao sau vào nhóm thích hợp. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật. Nhận xét cách viết các từ thuộc mỗi nhóm ở bài tập 2. Tìm 2 - 3 danh từ riêng cho mỗi nhóm dưới đây. Viết 3 - 4 câu giới thiệu về nơi em ở, trong câu có sử dụng danh từ riêng

  • Bài 3: Gieo ngày mới trang 18 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Chia sẻ: Ngày mới của mỗi người trong gia đình em bắt đầu như thế nào. Gieo ngày mới. Ngày mới của mỗi người bắt đầu bằng việc gì. Mỗi hình ảnh dưới đây muốn nói đến điều gì? Nói về 1 – 2 hình ảnh em thích. Theo em, nhờ đâu đêm đêm mọi người có giấc ngủ say. Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ có gì đặc biệt. Đọc mở rộng. Ghi chép những ý tưởng hoặc chi tiết quan trọng vào Nhật ký đọc sách.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close