Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài ca dao: Chăn trâu đốt lửa lớp 61. Dàn ý chi tiết a) Mở đoạn: Giới thiệu bài ca dao Chăn trâu đốt lửa. b) Thân bài: * Cảm xúc về nội dung trong bài ca dao Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết a) Mở đoạn: Giới thiệu bài ca dao Chăn trâu đốt lửa. b) Thân bài: * Cảm xúc về nội dung trong bài ca dao - Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăn trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều gió đông. Cảm xúc này được thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: “chăn trâu, thả diều, nướng khoai” đến những nét tiêu biểu như “gió đông” hay khoảnh khắc “hoàng hôn đến”. * Cảm xúc về nghệ thuật của bài ca dao: - Về vần, nhịp, thanh điệu: Bài thơ có bốn dòng, hai dòng lục (sáu tiếng) và hai dòng bát (tám tiếng). Tiếng thứ sáu của dòng lục thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng bát thứ nhất: “đồng - đông"; tiếng thứ tám của dòng bát thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai: "nhiều - diều - chiều". Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành bằng thanh trắc trong bài thơ. - Ngôn ngữ: + Sử dụng từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi như "gió đông", "con diều", "mải mê" để vừa khắc hoạ bức tranh đồng quê thanh bình vừa thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả. + Từ ngữ hàm súc: chỉ dùng một từ “mải mê" mà lột tả được trạng thái của người thả diều, từ "tro" lột tả được màu sắc của buổi hoàng hôn. - Sử dụng phép đối giữa "ít" và "nhiều", giữa cái hữu hình trụ rơm) và vô hình (gió đông), liên tưởng bất ngờ, độc đáo từ củ khoai nướng bị cháy đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian. c) Kết bài: Nêu cảm xúc của bản thân về bài ca dao Bài siêu ngắn Mẫu 1 Bài thơ lục bát Chăn trâu đốt lửa là một bài thơ ngắn chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ. Ấy thế mà nhà thơ Đồng Đức Bốn đã vẽ ra được cả một không gian rộng lớn mênh mang. Trong bài thơ là một cánh đồng sau mùa gặt vào chiều đông lạnh lẽo. Bầu không khí lồng lộng gió rời khiến không gian càng thêm mênh mông. Bạn nhỏ trong bài thơ hiện lên với những hành động rất quen thuộc của mọi đứa trẻ nhỏ ở nông thôn ngày trước: đi chăn trâu, thả diều trên cánh đồng sau mùa gặt. Tuổi nhỏ ham chơi, bạn nhỏ say mê đuổi theo cánh diều cao tít, mà quên đi củ khoai nướng trong đống tro. Điều đó làm củ khoai cháy khét khiến bạn nhỏ vô cùng tiếc nuối. Người đọc cũng cảm nhận được điều đó, tình cảm đó. Nhưng đó lại chẳng phải chỉ là niềm nuối tiếc về củ khoai, mà còn là niềm tiếc nuối khi thời gian trôi qua quá nhanh, chỉ chớp mắt mà cả buổi chiều đã đi qua. Với người đọc, đó còn là sự tiếc nuối đến ngẩn ngơ về thời gian tuổi thơ vô tư lự đã qua và trôi mãi về miền quá khứ. Sự tiếc nuối mông lung, mờ mịt ấy kết hợp với gió chiều đông tạo nên những cảm xúc da diết khó tả trong lòng em. Chăn trâu đốt lửa thực sự là một bài thơ hay và ý nghĩa, chạm sâu đến trái tim người đọc. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Chăn trâu đốt lửa là một bài thơ lục bát rất hay và ý nghĩa. Cái hay của bài thơ, đến từ vẻ mộc mạc, bình dị trong câu chữ, vần thơ mà tác giả sử dụng. Bài thơ đưa em đến với một buổi chiều mùa đông trên cánh đồng rộng lớn đã gặt xong. Ở đó có một cậu bé đang thỏa thích rong chơi, tự do tự tại. Trên đồng, cậu vừa chăn trâu, lại tranh thủ nướng ít củ khoai để ăn cho ấm bụng. Nhưng sự xuất hiện của cánh diều trong gió trời lồng lộng đã thu hút sự chú ý của cậu bé, khiến cậu say mê đuổi theo đến quên cả củ khoai, quên cả thời gian. Trẻ con là vậy, dễ thích lại nhanh quên, những trò chơi tuổi thơ cũng như cánh diều, chợt chao chợt liệng. Cậu bé ấy được tự do, thỏa thích với niềm vui của tuổi thơ trên cánh đồng, tựa cánh diều bay lượn vi vu. Niềm vui giản dị, mộc mạc ấy được tái hiện qua những vần thơ lục bát dân gian quen thuộc. Chỉ có người đọc và cả nhà thơ là vẩn vơ tiếc nuối về một điều gì đó. Có lẽ là củ khoai đã cháy thành tro, là buổi chiều đã nhanh về cuối. Và cũng có lẽ chính là tuổi thơ vô tư đã trôi qua chẳng thể nào khứ hồi thêm một lần nào nữa. Bài tham khảo Mẫu 1 Chăn trâu đốt lửa trên đồng Bài thơ lục bát trên của nhà thơ Đồng Đức Bốn đã gợi lên được những cảm xúc đặc biệt trong lòng người đọc. Những chi tiết như rạ rơm, con diều, chăn trâu… đã khắc họa một bức tranh đồng quê bình dị, mộc mạc. Trong bức tranh ấy, nhân vật trữ tình hiện lên qua loạt hành động chăn trâu, đốt lửa, mải mê đuổi theo một cánh diều. Sự ngây thơ, hồn nhiên của một đứa trẻ trong khung cảnh chiều đầu đông thật bình yên đến lạ. Cuối bài thơ, hình ảnh củ khoai nướng bị bỏ quên đến hóa thánh tro, khiến cho không chỉ nhân vật mà cả người đọc cũng cảm nhận được sự nuối tiếc man mác. Đó là những cảm xúc mông lung, nhẹ nhàng trước những biến chuyển của không gian trong buổi chiều đầu đông. Tất cả được nhà thơ tinh tế khắc họa qua bài thơ lục bát Chăn trâu đốt lửa. Bài tham khảo Mẫu 2 Bài ca dao "Chăn trâu đốt lửa" là một tác phẩm dân ca mang nét đặc trưng của văn hóa và cuộc sống nông thôn Việt Nam. Khi đọc bài ca dao này, em cảm nhận được sự chân thành và sâu sắc trong cách diễn đạt tình cảm của người dân nông thôn. Bài ca dao kể về hình ảnh một người chăn trâu đốt lửa để giữ ấm cho gia đình trong đêm giá rét. Dù cuộc sống khó khăn, nhưng người chăn trâu không hề than trách hay oán trách số phận. Thay vào đó, anh ta tự hào và tỏa ra niềm vui khi có thể đem ấm áp đến cho gia đình. Đọc bài ca dao này, em cảm nhận được sự bình dị và tình yêu thương chân thành của người dân nông thôn. Họ không cầu danh vọng hay tài sản, mà chỉ mong muốn có một mái ấm đơn giản để bảo vệ gia đình khỏi giá rét. Bài ca dao này khơi gợi trong em những cảm xúc về sự đơn giản, tình cảm và sự quan trọng của gia đình. Bài ca dao "Chăn trâu đốt lửa" là một bài học về sự tận tụy và lòng trung thành của người dân nông thôn. Nó nhắc nhở em về giá trị của những điều đơn giản trong cuộc sống và tình yêu thương gia đình. Đọc bài ca dao này, em cảm thấy biết ơn và tự hào vì có một nền văn hóa đậm đà tình người như vậy trong đất nước Việt Nam. Bài tham khảo Mẫu 3 Chân trâu đốt lửa là một bài thơ lục bát ngắn, mang đậm hơi thở đồng nội của vùng nông thôn miền Bắc. Tác giả đã khéo léo chọn lọc những hình ảnh đẹp, mộc mạc và tiêu biểu nhất để vẽ nên bức tranh đồng quê thân thuộc. Đó là những rạ rơm, là cánh diều, là con trâu. Tất cả hiện lên trong làn gió đông man mác, se lạnh, cùng làn khói nhẹ nhẹ của củ khoai nướng, phác họa không gian mờ ảo, thần tiên. Ở đó, có chú bé chăn trâu ngây thơ, còn ham chơi. Vì mải mê thả diều mà quên mất củ khoai nướng trong rơm khô. Củ khoai nướng cháy rồi, cậu bé tiếc lắm. Cái tiếc nuối ấy man mác, rải rác trong không gian. Có lẽ là cậu tiếc củ khoai thơm ngon, cũng có thể cậu tiếc một chiều rong chơi đã kết thúc, đã đến lúc trở về nhà rồi. Những hình ảnh ấy bình dị, mộc mạc mà chân thực. Khiến ai cũng có thể bắt gặp chính mình trong bức tranh làng quê ấy.
|