Hướng dẫn cách làm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6

Hướng dẫn cách làm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 1. Hướng phân tích đề bài: - Dạng đoạn văn: tự sự (ghi lại) - Yêu cầu: ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả - Khái niệm cần làm rõ: yếu tố tự sự và miêu tả

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hướng phân tích đề bài

- Dạng đoạn văn: tự sự (ghi lại)

- Yêu cầu: ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Khái niệm cần làm rõ: yếu tố tự sự và miêu tả

+ Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.  Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. 

+ Miêu tả là tái hiện các đặc điểm, tính chất của sự vật.

Dàn bài chung cho dạng bài

1. Mở đoạn

Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

2. Thân đoạn

- Ấn tượng của em về các chi tiết được kể hoặc được miêu tả có trong bài thơ:
+ Bài thơ kể về câu chuyện hay sự việc gì?
+ Các chi tiết miêu tả nhằm miêu tả sự vật, hiện tượng gì?

- Liệt kê một số chi tiết mang tính tự sự, miêu tả trong bài thơ:
+ Một số chi tiết (câu thơ) có yếu tố tự sự trong bài thơ.
+ Một số chi tiết (câu thơ) có yếu tố miêu tả trong bài thơ.

- Đánh giá ý nghĩa của các chi tiết tự sự, miêu tả trong việc thể hiện nội dung bài thơ, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ:
+ Ý nghĩa của các chi tiết tự sự.
+ Ý nghĩa của các chi tiết miêu tả.

3. Kết đoạn

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ.

Ví dụ minh họa Mẫu 1

Ghi lại cảm xúc bài thơ Mưa- Nguyễn Diệu

a) Dàn ý chi tiết

 

- Mở đoạn: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Thân đoạn:

+ Khi đọc bài thơ chúng ta có những cảm xúc gì? Những cảm xúc ấy đã để lại ấn tượng như thế nào đối với chúng ta.

+ Bài thơ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chúng ta.

+  Khẳng định lại giá trị nội dung cũng như cảm xúc của chúng ta khi đọc bài thơ mưa của tác giả Nguyễn Diệu.

-  Khái quát lại cảm xúc cho bài thơ.

b) Bài tham khảo

Bài thơ Mưa của tác giả Nguyễn Diệu là một bài thơ với giọng thơ vô cùng tinh nghịch và dí dỏm. Với những lời thơ dí dỏm ấy đã giúp cho tác phẩm phù hợp cho mọi lứa tuổi. Phải chăng Nguyễn Diệu cũng là một người thích mưa nên đã sáng tác ra bài thơ này để cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của cơn mưa ấy. Một cơn mưa mang theo âm điệu tí tách chứ không ồn ào khiến chúng ta khó chịu. Nhiều người thường nghe tiếng mưa để giải tỏa áp lực của bản thân. Trong tác phẩm này những hạt mưa đã rơi một cách có quy luật. Từng hạt rơi một và xếp hàng lần lượt chứ không xô đẩy nhau. Tác giả cũng sử dụng biện pháp nhân hóa để nhân hóa hạt mưa ấy như một người bình thường. Nó cũng có những hành giống như con người là vẽ, dàn, nâng và gọi. Có thể thấy rằn, mưa không khác gì một người bạn tri kỉ đối với chúng ta. Nó cũng như nốt nhạc giúp cuộc sống của chúng ta trở nên hài hòa hơn và không bị tẻ nhạt. Qua bài thơ này tác giả Nguyễn Diệu cũng muốn chúng ta biết được tác dụng vô cùng to lớn của những cơn mưa. Mưa giúp cho không khí trong lành hơn, cây cối cũng tươi tốt hơn. Ngoài ra mưa còn góp phần to lớn vào việc cung cấp nước cho các ao, hồ, sông, suối và mạch nước ngầm cùng những vai trò quan trọng khác. Vì vậy tác giả cũng muốn nhắn nhủ chúng ta rằng phải biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm.

Ví dụ minh họa Mẫu 2

Ghi lại cảm xúc bài thơ Nắng mới- Lưu Trọng Lư

a) Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Khái quát về bài thơ "Nắng mới" và yếu tố nội dung/nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.

2. Thân đoạn:

- Nội dung:

+ Tái hiện khung cảnh thiên nhiên yên bình nhưng đượm buồn với hình ảnh "nắng mới".

+ Thể hiện nỗi nhớ của tác giả với mẹ và những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, hạnh phúc bên mẹ.

+ Vẽ nên bức chân dung người mẹ tần tảo, mang đậm những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa.

+ Khẳng định tình yêu thương mãnh liệt, sâu sắc của tác giả dành cho mẹ.

- Nghệ thuật:

+ Mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

+ Ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình.

+ Giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, thâm tình.

3. Kết đoạn:

- Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung/nghệ thuật đã trình bày.

b) Bài tham khảo

Nắng mới là một tác phẩm thơ đặc sắc viết về người mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Bài thơ có bố cục gồm ba khổ thơ, được trình bày theo dòng cảm xúc của tác giả. “Nắng mới” - là nhan đề bài thơ và cũng là từ khóa, là nhân tố then chốt giúp nhà thơ mở cánh cửa của miền kí ức, nhớ là những ngày tháng tuổi thơ. Hình ảnh tia nắng mới xuyên qua khung cửa, xung quanh là tiếng gà gáy buổi trưa nghe não nùng, đã đánh thức trong trí nhớ nhà thơ hình ảnh của người mẹ thuở thiếu thời. Hình ảnh của người mẹ hiện lên qua chiếc ảo đỏ phơi trước giậu, qua nét cười đen nhánh sau tay áo. Sắc đỏ của những chiếc áo cùng nụ cười với hàm răng đen là hình ảnh đặc trưng của những người phụ nữ Việt Nam thời kì trước. Và cũng là hình ảnh thân thuộc nhất về mẹ của tác giả. Bóng dáng người mẹ chăm lo cho nhà cửa, đứng bên tia nắng mới sáng rực mãi in sâu trong tâm trí nhà thơ. Dù cho nay bà đã đi xa, thì cũng không thể nào mờ phai đi được. Đó chính là bởi tình cảm sâu đậm, tha thiết mà ông dành cho người mẹ của mình. Kết hợp với thể thơ bảy chữ và cách ngắt nhịp 4/3 đều đều từ đầu đến cuối bài thơ, cùng cách gieo vần chân ở cuối câu thơ. Lưu Trọng Lư đã đưa người đọc vào giai điệu nhịp nhàng, êm ái như lời ru của mẹ. Góp phần truyền tải những cảm xúc yêu thương, nhung nhớ và trân trọng dành cho người mẹ. Toàn bài thơ chính là những cung bậc cảm xúc tinh tế ấy được lồng ghép qua miền kí ức về mẹ trong nắng mới của nhà thơ.

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close