Hướng dẫn cách viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích lớp 61. Hướng dẫn phân tích đề bài: - Dạng bài: tự sự ( kể) - Yêu cầu: đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Hướng dẫn phân tích đề bài - Dạng bài: tự sự ( kể) - Yêu cầu: đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích - Khái niệm cần làm rõ: + Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại. + Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Dàn bài chung a. Mở bài: Đóng vai nhân vật để giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. - Xuất thân của các nhân vật - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện - Diễn biến chính: + Sự kiện 1 + Sự kiện 2 + Sự kiện 3 + ….. c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện. Ví dụ minh họa Mẫu 1 Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để. Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm. Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói: - Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi! Chim nói: - Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng! Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang. Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ. Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận. Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói: - Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống? Chim thần cũng nói y như với tôi: - Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng! Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi ào. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận. Ví dụ minh họa Mẫu 2 Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói: - Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi: - Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì. Tôi liền bảo với mẹ: - Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò. Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt. Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi. Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi. Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm. Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út. Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến. Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần: - Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về. Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về. Ví dụ minh họa Mẫu 3 Ta là Sơn Tinh - một vị thần sống ở núi Tản Viên. Từ khi sinh ra ta đã có nhiều phép lạ. Khi ta vẫy tay về phía đông thì phía đông sẽ nổi lên cồn bãi. Khi ta vẫy tay về phía tây thì ở đó sẽ mọc lên từng dãy núi đồi. Nay ta đã trưởng thành, mong muốn tìm một người làm vợ. Lúc này, Hùng Vương thứ mười tám có quyết định tìm một người chồng cho con gái của mình. Sau khi dò hỏi, ta biết được cô ấy tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Nghe vậy, ta liền muốn cưới nàng về làm vợ. Nghĩ là làm, ta liền đến gặp vua Hùng để xin cưới Mị Nương. Cùng với ta, còn có một người tên là Thủy Tinh cũng muốn hỏi cưới. Chúng ta ngang sức ngang tài. Thế là sau một hồi suy nghĩ, vua Hùng quyết định rằng, trong hai chúng ta ai đem sính lễ đầy đủ đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương. Ta cảm thấy đây là một yêu cầu rất hợp lí nên đã đồng ý. Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Sau khi trở về, ta ngay lập tức ra sức tìm kiếm, chuẩn bị các món đồ được yêu cầu. Sáng sớm hôm sau, ta đem sính lễ đến như yêu cầu, và được vua Hùng đồng ý gả con gái cho. Vậy là ta và Mị Nương chính thức trở thành vợ chồng. Sau khi làm lễ xong, ta cùng vợ trở về nhà ở núi Tản Viên. Thế nhưng giữa đường, chúng ta gặp sự ngăn cản khốc liệt của Thủy Tinh. Hắn ta dâng nước lên cao, làm thành lũ lụt, nhấn chìm nhà cửa, làng mạc, khiến bao người dân phải khốn đốn. Không hoảng sợ trước tình cảnh đấy, ta bình tĩnh để đối đầu. Ta bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì ta lại làm đồi núi cao lên bấy nhiêu. Thế là cuối cùng Thủy Tinh cũng phải bỏ cuộc. Thế là ta cùng Mị Nương hạnh phúc về núi Tản Viên sinh sống. Thủy Tinh thua trận vô cùng căm tức. Năm nào cũng dâng nước kéo quân đến đòi đấu lại lần nữa, nhưng chưa lần nào thắng ta cả.
|