Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,... đã đọc: Sức mạnh của nhân dân khi đất nước có giặc (qua truyện Thánh Gióng) lớp 6Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng là một biểu tượng về hình tượng người anh hùng trong văn hóa dân gian nước ta. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài siêu ngắn Mẫu 1 Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng là một biểu tượng về hình tượng người anh hùng trong văn hóa dân gian nước ta. Thánh Gióng là người anh hùng xuất phát từ nhân dân, của nhân dân. Bởi vì chàng xuất hiện khi đất nước lâm nguy, và chỉ cất tiếng gọi đầu tiên khi nghe thấy lời kêu gọi của sứ giả. Có thể nói, lý do mà Thánh Gióng xuất hiện chính là đánh giặc cứu nước. Với sứ mệnh cao cả ấy, chàng sinh ra và lớn lên với nhiều điều kì lạ. Thánh Gióng còn là người anh hùng của nhân dân, sinh ra từ nhân dân. Bởi để nuôi chàng lớn lên, cả làng đã cùng nhau góp gạo thổi cơm, rồi may áo cho chàng mặc. Sự lớn lên của chàng, là sự góp sức của toàn thể nhân dân. Sức mạnh của chàng là sự đoàn kết của toàn dân. Nhờ vậy, đã tạo nên một Thánh Gióng dũng mãnh phi thường, không kẻ thù nào địch nổi. Người anh hùng Thánh Gióng là hình tượng người anh hùng trong lòng nhân dân ta. Với sức mạnh lớn lao, chiến đấu vì hoàn bình của dân tộc. Người anh hùng ấy dù thời gian trôi qua, vẫn sẽ sống mãi trong trái tim của người dân Việt ta. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Thánh Gióng là người anh hùng mang tính biểu tượng của dân tộc Việt Nam ta suốt bao đời nay. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng có sự ra đời và lớn lên vô cùng kì lạ, khác hẳn với người thường. Cậu chỉ cất tiếng nói đầu tiên và lớn lên khi đã nhận nhiệm vụ đánh giặc cứu nước. Chi tiết ấy cho thấy sứ mệnh lớn lao của nhân vật này khi xuất hiện trên trần gian. Đặc biệt, Thánh Gióng lớn lên nhờ tình yêu thương, đùm bọc của bà con xóm làng. Cả làng cùng góp gạo thổi cơm, may áo nuôi gióng lớn. Thế nên chúng ta có thể khẳng định được, Gióng là người anh hùng của nhân dân, sinh ra từ nhân dân, đại biểu cho sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta. Sau khi nhận ngựa sắt, giắp sắt, gậy sắt, Thánh Gióng dũng mãnh lao về phía giặc Ân. Một mình chàng tả xung hữu đột, mạnh mẽ đánh cho lũ giặc không cách nào phản kháng. Khi gậy sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ngà để tiếp tục giết giặc. Quyết không bỏ sót kẻ nào trên lãnh thổ nước ta. Sự dũng mãnh, thiện chiến ấy của Thánh Gióng chính là biểu tượng của sức mạnh yêu nước mạnh liệt. Cuối cùng sau khi quét sạch giặc Ân, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, Gióng cưỡi ngựa và bay về trời. Nhân vật Thánh Gióng với các chi tiết kì ảo, là hiện thân của hình tượng người anh hùng cứu nước trong lòng nhân dân. Đó là người anh hùng mạnh mẽ, xuất hiện khi đất nước lâm nguy và là đại diện cho tinh thần đoàn kết của nhân dân. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Trong kho tàng truyền thuyết của dân tộc ta, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu nhất của một người anh hùng cứu nước. Từ khi sinh ra, xung quanh Thánh Gióng đã là những câu chuyện kì ảo, huyền bí. Khi mẹ anh mang thai nhờ ướm thử chân vào một vết chân khổng lồ ở ngoài đồng. Rồi đến chuyện cả ba năm trời anh chỉ biết nằm yên một chỗ, không nói cũng chẳng cười. Thế mà vừa nghe tiếng sử giả đi tìm người tài cứu nước, thì lại nói chuyện lưu loát được ngay. Đặc biệt, sau khi phân phó sứ giả về tâu với nhà vua để chuẩn bị trang bị cho mình đánh giặc, Gióng mới bắt đầu trưởng thành với tốc độ chóng mặt. Cơm vừa ăn xong đã đói, áo vừa mặc chẳng mấy chốc liền sứt chỉ. Thế là, nhân dân cả làng đã góp sức, góp gạo cùng nuôi Gióng lớn. Chi tiết đó, đã lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân gian Việt Nam, tạo ra một người anh hùng của nhân dân, vì nhân dân. Gióng ăn cơm của cả làng nấu, mặc áo của cả làng may, lớn lên vì muốn bảo vệ làng khỏi giặc Ân hung dữ. Những chi tiết đó, đều giúp người anh hùng thêm gắn bó với quê hương và nhân dân. Sau khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt đến, Gióng liền vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn. Chàng mặc giáp, cưỡi ngựa lao thẳng ra trận, dũng mãnh như một mũi tên khổng lồ. Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả rạ đến đó, không thể nào chống lại được. Cứ thế, Gióng đánh đuổi giặc cho đến khi đuổi chúng ra khỏi biên giới nước ta. Sức mạnh tuyệt đối ấy của chàng cũng chính là ước mơ, khao khát của nhân dân về một người anh hùng dân tộc. Chàng Thánh Gióng trong tiểu thuyết cùng tên là bức tượng đài đầu tiên và vững chãi nhất xuyên suốt lịch sử văn học dân gian Việt Nam. Chàng là người anh hùng lí tưởng về cả nguồn gốc và sức mạnh tuyệt đối, không gì cản nổi. Từ đó, thấy được tình yêu mến, kính ngưỡng mà nhân dân dành cho anh. Bài tham khảo Mẫu 1 Thánh Gióng nằm trong hệ thống các truyền thuyết thời kì Hùng Vương, nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong truyền thuyết nổi bật lên là hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh đã kiên cường, anh dũng đánh giặc ngoại xâm. Nhân vật này cũng đại diện cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm xâm lược. Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường. Không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mươi hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta. Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo vừa mặc xong đã chật. Gia đình Gióng không còn đủ sức nuôi con, bởi vậy, bà con hàng xóm đã góp gạo cùng gia đình Gióng để nuôi lớn cậu bé. Gióng lớn lên bằng sức mạnh, bằng tình yêu thương và sự đoàn kết của dân làng. Sức mạnh của Gióng là sự tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta. Thế giặc ngày càng mạnh, khi giặc đến gần, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa phi đến chỗ giặc. Với sức mạnh phi thường của mình Gióng đã đánh dẹp hết lớp này đến lớp khác. Dù roi sắt gãy cũng không làm Gióng nản chí, Gióng nhổ ngay những bụi tre bên đường để đánh đuổi giặc. Trước sức mạnh Gióng, giặc hồn tan phách lạc, chẳng mấy chốc đã bị dẹp hết. Người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kì, đó là đem lại tự do, hòa bình cho dân tộc. Ở đó còn sáng ngời về nhân cách, không tham lam danh vọng bổng lộc, sau khi dẹp giặc Gióng bay về trời. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc. Nhân vật được xây dựng bằng sự kết hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca. Yếu tố thần kì được thể hiện ngay từ cách thụ thai, sự ra đời của Gióng, không chỉ vậy Gióng còn có sức mạnh kì diệu, lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ để đánh đuổi giặc xâm lược. Gióng còn là hình tượng mang đậm dấu ấn anh hùng với vẻ đẹp kì vĩ (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng sĩ,…). Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng là một hình tượng đẹp đẽ của dân tộc ta. Qua hình tượng Thánh Gióng các tác giả dân gian đề cao truyền thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Bài tham khảo Mẫu 2 Nhân dân ta, dân tộc ta luôn tự hào về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bất khuất kiên cường của mình. Cùng với niềm tự hào ấy, chủ đề này đi vào văn học và mang đến cho độc giả nhiều bông hoa đẹp. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. Thánh Gióng có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngay hôm nay. Nhân vật chính của truyện – Thánh Gióng, có một sự ra đời thật kì lạ. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão dù đã già nhưng chưa có được mụn con nào. Vợ chồng ông cảm thấy rất buồn lòng. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, trông thấy một vết chân to, đành ướm thử. Kỳ lạ thay, từ sau lần ướm chân đó, bà có mang. Và kì lạ hơn nữa, bà thụ thai đến 12 tháng mới sinh con. Bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Nhưng cậu bé ấy cũng là một cậu bé kì lạ khi hằng ngày không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ biết đặt đâu nằm đấy. Xuất thân của Gióng bình dị nhưng khác thường, kì lạ. Gióng cứ thế lớn lên, không nói, không cười làm cho ông bà lão vô cùng lo lắng, phiền lòng. Thế mà chỉ khi nghe tiếng sứ giả kêu gọi mọi người đánh giặc cứu nước thì đột nhiên Gióng lại cất tiếng nói. Chả là lúc bấy giờ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vì thế giặc mạnh nên nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi. Khi đó, Gióng đã bảo với mẹ rằng: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi sứ giả vào, cậu bé đã bảo với sứ giả về tâu với nhà vua "sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Cả mẹ và sứ giả đều ngạc nhiên vô cùng. Như vậy, lời nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc, tiếng nói yêu nước. Điều này chứng tỏ rằng, khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi người đều phải đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, kể cả là một đứa bé ba tuổi chưa biết nói biết cười đi chăng nữa. Sau khi gặp sứ giả, Gióng ăn nhiều, nuôi không xuể, cả làng đều góp gạo giúp mẹ Gióng nuôi cậu. Từ đó, cậu lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ cường tráng. Gióng là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm. Thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc mỗi khi gặp khó khăn và tinh thần tương thân tương ái trong lúc khó khăn. Chi tiết bà con góp gạo nuôi Gióng chứng tỏ Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, được nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị, Gióng là con của nhân dân. Nhân dân cũng là những người rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh để ra trận giết giặc. Chẳng bao lâu sau, nhà vua đã chuẩn bị xong cho Gióng các vật dụng mà cậu bé yêu cầu. Cậu bé vươn vai vùng dậy, bỗng nhiên biến thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Gióng cưỡi ngựa sắt, lao đi đánh giặc. Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. Lúc soi sắt gãy, Gióng đã nhanh trí nhổ rặng tre cạnh đường mà quật vào giặc. Tinh thần đánh giặc của cậu bé thật kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, xông thẳng vào giặc mà đánh. Vì vậy, giặc nhanh chóng tan rã. Sau khi diệt xong giặc Ân, Gióng nhanh chóng bay về trời. Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cũng thật cao quý, chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước. Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Trong truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Nhưng nổi lên đó vẫn là vẻ đẹp bất tử của chàng trai Thánh Gióng.
|