Suy nghĩ của em về hiện tượng lười phát biểu xây dựng bài trong giờ học của học sinh hiện nay lớp 6

1. Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: việc lười phát biểu trong giờ học của học sinh là một hiện tượng phổ biến trong tất cả các giờ học, môn học… ở trường học hiện nay. 2. Thân bài

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: việc lười phát biểu trong giờ học của học sinh là một hiện tượng phổ biến trong tất cả các giờ học, môn học… ở trường học hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích:

– Phát biểu xây dựng bài là một hoạt động thuộc về ý thức và phương pháp học tập đối với người học sinh khi đến lớp.

– Lười phát biểu xây dựng bài là hiện tượng thụ động, không chịu giơ tay phát biểu ý kiến của một hay nhiều học sinh trước những câu hỏi mà thầy cô giáo đặt ra trong giờ học.

b. Thực trạng: Lười phát biểu hay nói khác đi là hiện tượng học sinh thụ động trong tất cả các giờ học ở nhiều môn học… đang là căn bệnh đang lây lan từ học sinh này sang học sinh kia, từ lớp này sang lớp khác, từ trường này sang trường nọ… Thực trạng này, thật sự làm cho không ít thầy cô giáo nói chung và thầy cô giáo có tâm huyết nói riêng rất đau đầu và bức xúc.

c. Nguyên nhân:

– Nguyên nhân khách quan:

+ Có thể do khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều…nên thời gian đầu tư cho từng môn học bị hạn chế.

+ Một số thầy cô quá nghiêm khắc, chưa tạo được sự hưng phấn cho người học, thậm chí còn tạo tâm lý sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi cho các em; Do cách đặt câu hỏi nhàm chán (quá dễ hoặc quá khó) chưa phù đối tượng; một số giờ học, môn học thầy cô chưa thu hút được học sinh….

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Do nhận thức chưa đúng: nhiều học sinh chưa hiểu hết tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài, chưa đủ tự tin vào năng lực của bản thân nên ngại phát biểu; hoặc đa phần học sinh chỉ đầu tư vào các môn mà mình thi đại học nên bỏ rơi các môn khác.

+ Do thái độ, ý thức của một số học sinh lười biếng, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; một số học sinh khác muốn trả lời nhưng lại sợ sai, nếu sai thì mắc cỡ với bạn bè…..

d. Hậu quả của hiện tượng học sinh lười phát biểu:

– Lười phát biểu làm nảy sinh tâm lý thụ động, ỷ lại nên học sinh khó nắm bắt và làm chủ kiến thức của bài học, lâu dần tạo thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư duy sáng tạo của học sinh. Đồng thời, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử của học sinh với cộng đồng sẽ gặp nhiều hạn chế, học sinh không dám mạnh dạn thể hiện suy nghĩ và chính kiến của mình trước một vấn đề nào đó…

– Lười phát biểu làm cho giờ học thiếu sinh khí, giờ học buồn tẻ; không có sự hợp tác hai chiều giữa thầy và trò; hiệu quả giờ học bị giảm sút; thầy cô chán nản, không muốn nhiệt tình truyền hết tâm huyết trong khi lên lớp.

e.Biện pháp khắc phục:

– Về phía thầy cô giảng dạy bộ môn: có phương pháp và phong cách và thái độ lên lớp tạo hứng thú cho học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng; cần có nhiều hình thức khích lệ đối với các học sinh có ý thức phát biểu tốt…

– Về phía nhà trường và giáo viên chủ nhiệm: có những tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh kịp thời sau mỗi tuần, mỗi tháng ( đưa việc phát biểu xây dựng bài trở thành tiêu chí có khen chê, thưởng phạt kịp thời).

– Về phía học sinh: cần có sự thay đổi về nhận thức, ý thức và thái độ hành động đúng đắn về việc phát biểu… ; xây dựng bản lĩnh tự tin; luyện khả năng tư duy, diễn đạt tốt; chuẩn bị bài chu đáo khi đến lớp.

3. Kết bài: Rút ra bài học về thái độ ý thức học tập chủ động sáng tạo từ hiện tượng…

Bài siêu ngắn

Im lặng sẽ rất đáng trách nếu đằng sau nó là thái độ vô cảm, lười nhác, hèn yếu. Từ những chuyện này, sự im lặng trong lớp học – hiện tượng học sinh lười phát biểu – cũng cần được chúng ta quan tâm đúng mức. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương xây dựng “Môi thân thiện, học sinh tích cực”, lấy đó làm mẫu mực để xây dựng nền giáo dục trong thời đại mới. Thế nhưng ở nhiều lóp học học sinh im lặng suốt tiết, không phát biểu xây dựng bài. Thậm chí khi được giáo viên động viên, khích lệ, các em cũng không trả lời. Đây là biểu hiện của sự trì trệ, ù lì, đi ngược lại chủ trương tích cực trên.

Về phía học sinh, lười biếng phát biểu trong giờ học, đầu tiên là do học sinh lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà, ít chịu đầu tư vào bài học hay cập nhật thêm kiến thức. Thêm vào đó, không ít học sinh thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên và trả lời trước đám đông. Từ những e ngại ban đầu, lâu dần thành thói quen khó bỏ khiến nhiều học sinh thụ động trong học tập.

Về phía giáo viên, đôi khi khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy của thầy, cô giáo còn hạn chế, chưa cuốn hút, sinh động, còn nặng về đọc – chép đã làm học sinh chán môn học. Từ đó từ bỏ thói quen phát biểu xây dựng bài học. Một nguyên nhân nữa là do giáo viên thiếu những câu hỏi hay, vừa sức, gây hứng thú, gợi suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh khiến các em có sự nhàm chán nhất định do câu hỏi quá dễ hoặc quá khó.

 Chưa nói đến những nhận xét không hợp lý, thái độ trù dập hoặc bạo lực trong lời nói của nhiều giáo viên khiến học sinh e ngại, chán nản, không tích cực phát biểu xây dựng bài học. Suy nghĩ về căn bệnh lười biếng Suy nghĩ về ý thức học tập của học sinh ngày nay Suy nghĩ về căn bệnh lười biếng và cách khắc phục hiệu quả Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói: “Chính bàn tay làm giàu cho khối óc”

Lười biếng phát biểu ý kiến xây dựng bài học, thụ động trong học tập gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình học tập của nhiều học sinh. Việc lười phát biểu sẽ khiến học sinh nảy sinh tâm lí thụ động, dần tạo thành thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư duy sáng tạo của người học. Vì vậy trí nhớ giảm sút học lực giảm, không phát huy được ưu điểm cũng như không khắc phục được nhược điểm của mình.

Việc rèn luyện kĩ năng, khả năng giao tiếp, ứng xử của các em với cộng đồng sẽ gặp nhiều hạn chế nếu các em không được trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng ấy trong mỗi giờ học. Hơn thế, nếu học sinh vẫn im lặng kéo dài, không chịu phát biểu, vô tình sẽ khiến giáo viên mất đi động lực, cảm hứng với bài dạy, tiết học sẽ trở nên nặng nề. Cuối cùng, người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là học sinh. Không năng động phát biểu trong giờ học, học sinh sẽ không ràn luyện được tư duy năng dộng, sáng tạo, không hứng thú với học tập. Từ đó, các em sẽ không có dộng lực để học tập tốt.

Để khắc phục tình trạng này, các trường sư phạm cần đào tạo, trang bị cho sinh viên những kiến thức, phương pháp cơ bản nhất, tốt nhất để sau này sinh viên ra trường có thể tổ chức một tiết dạy sinh động, thu hút. Người học cũng cần được cung cấp thông tin về vai trò, tác dụng to lớn của việc tham gia xây dựng phát biểu bài, cần tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập của mình trước khi muốn thầy cô giảng dạy nhiệt tình, hết mình cho bài giảng.

Sự đánh giá của người thầy đối với một phát biểu, một ý kiến của học sinh là hết sức quan trọng. Để học sinh tự tin phát biểu ý kiến, người thầy cần phải động viên, nâng đỡ, khuyến khích tích cực. Thái độ người thày phải cởi mở, chia sẻ, công bằng. Nếu phải cân nhắc giữa việc cho một điểm cao và một điểm thấp thì hãy lựa chọn cho điểm cao để các em phấn đấu hơn nữa. Nên nhớ rằng, học sinh không phải là một cái thùng chỉ chờ đổ đầy kiến thức mà là một ngọn đèn cần được thắp sáng bằng sức mạnh của tri thức. Mỗi thầy cô giáo cần phải nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người cho đất nước.

Khắc phục được tình trạng học sinh lười phát biểu trong giờ học, không chỉ phát huy tính tích cực cho học sinh mà còn có thể thực hiện mục tiêu đến trường là một niềm vui Mỗi giờ học nếu có sự cộng hưởng giữa tâm huyết của thầy cô và nhiệt tình của học sinh thì đó chính là tiết dạy lí tưởng nhất mà bất cứ một nền giáo dục nào cũng đều trông đợi.

Bài tham khảo

Trường tớ , bảy, tám năm về trước, mỗi khi nhà trường, đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua Dạy tốt Học tốt nhân những ngày lễ lớn thì tinh thần học tập, hăng hái phát biểu bài trong lớp của học sinh có khí thế hào hứng sôi nổi hẳn lên! Sau tiết học, thầy trò bước ra khỏi lớp cảm thấy lòng dạ nhẹ nhàng, nét mặt rạng, tươi. Còn mấy năm gần đây, cũng phát động như thế, còn đưa ra nhiều biện pháp kích thích, thúc đẩy phong trào, nhưng không khí vẫn trầm lắng, không thu được kết quả như các năm trước.

Có dịp đi dự giờ thăm lớp và trao đổi với nhiều đồng nghiệp trường khác, trường chuẩn quốc gia, trường thành phố hẳn hoi, thì cũng nhận thấy không khí tương tự như thế. Giáo viên ngồi lại với nhau tâm sự cùng nỗi niềm trăn trở trước thực trạng học sinh thụ động, không chịu phát biểu xây dựng bài. Đấy là vấn đề làm đau đầu đối với thầy cô giáo ở nhiều trường phổ thông hiện nay.
Rõ ràng, học sinh càng lên lớp lớn càng lười, ngại phát biểu trong giờ học, không còn là hiện tượng hiếm, cá biệt, mà là hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông, nhất là ở bậc THPT, rất đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Làm trắc nghiệm với khoảng 100 học sinh THPT ở các trường khác nhau và cùng với thực tế, kinh nghiệm của những người đang trực tiếp đứng lớp ở cấp học này, chúng tớ thâu tóm ra đây một số nguyên nhân chính của thực trạng trên.
Thứ nhất là, do các học sinh lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở nên không đủ, hay không có kiến thức để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Thứ hai là, thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên và trả lời trước đám đông, nhất là các bạn nữ.
Thứ ba là, khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy của thầy, cô giáo còn hạn chế, chưa cuốn hút, sinh động, thiếu những câu hỏi hay, vừa sức, gây hứng thú, gợi suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh, còn nặng về đọc- chép".
Để khắc phục sự im lặng như tượng đá của học sinh trong các giờ học, có giáo viên đã dùng "chiêu" cộng, thưởng điểm, hoặc miễn cho bài những bài kiểm tra 15, 1 tiết trở lên, đương nhiên cũng có tác dụng nhất định, song không duy trì được lâu, vì xung phong phát biểu bài chỉ quanh quẩn có một số ít học sinh học khá, giỏi mà thôi. Ngay cả chương trình phân ban, được đánh giá là tốt, sẽ khơi dậy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh. song thực tế, dần dà, càng về sau càng trầm lắng. Rất nhiều Thầy cô, trong giờ dạy, đặt câu hỏi ra, rồi tự trả lời luôn, vì chờ cho các em học sinh giơ tay phát biểu thì có hết giờ, cháy giáo án.
Người thầy, cô giáo sẽ buồn chán, không khí giờ dạy- học sẽ đơn điệu biết bao, khi thiếu vắng những cánh tay học trò giơ lên. Nói rộng và sâu xa ra, sự lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh phổ thông, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái...

Theo chúng tớ, để tìm lời giải cho thực trạng trên không phải là quá khó, vấn đề là chúng ta có dám nhìn thẳng sự thật và làm thật, làm kiên quyết hay không? Để giải quyết tốt cho nguyên nhân thứ nhất của vấn đề, đương nhiên cần tới nhiều biện pháp, nhưng theo tôi biện pháp quan trọng nhất là thầy cô giáo được giao nhiều "quyền lực" hơn trong xử lí đối với những học sinh lười học, học yếu kém, không bao giờ phát biểu trong lớp, chẳng hạn, buộc những học sinh đó phải ở lại lớp, chứ không chịu bất cứ sức ép nặng nề nào.
Mặt khác, trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt, phương pháp sư phạm của mỗi thầy cô cũng được xem là có tính quyết định tạo không khí, tinh thần học tập tích cực, sôi nổi... trong học sinh. Muốn có được điều đó, không những đòi hỏi các trường sư phạm cần đào tạo, trang bị cho sinh viên mình những kiến thức, phương pháp cơ bản nhất, tốt nhất, mà còn cần sự nỗ lực, trau dồi, củng cố thường xuyên ở bản thân mỗi thầy cô giáo về kiến thức khoa học cũng như các phương pháp dạy học hiện đại , tích cực...trong quá trình giảng dạy. Nếu thầy cô giáo giỏi chuyên môn và có tâm huyết với nghề, thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú và cuốn hút học sinh hăng say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng bài học.
Kết quả dạy và học theo phương pháp tích cực được thể rõ ở không khí sinh động trong lớp học, thầy giáo giảng bài có sức cuốn hút và gợi mở, còn học sinh hào hứng tham gia phát biểu ý kiến để xây dựng bài.

Tạo nên không khí sinh động đó của lớp học, công lao chính thuộc về Người Thầy vừa có kiến thức sâu rộng về môn dạy mà mình phụ trách vừa có phương pháp sư phạm tốt và nắm sát trình độ học sinh cũng như mục tiêu của mỗi môn học và từng giờ học. Đấy là điều cốt lõi nhất, còn việc phát động các đợt thi đua chỉ có tính chất hỗ trợ cho Thầy và trò nâng cao thêm ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ dạy và học theo đúng tinh thần chủ động và sáng tạo.

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close