Tiếng Anh 8 CLIL 3 Literature1. Listen to the song based on a poem written by Trần Đăng Khoa. In pairs, discuss the questions: 2. Read one part of the poem. Match the pictures with the words.3. Listen and read the poem again. Answer the questions: 4. In pairs, discuss what the author wants to say in these two lines: 5. In groups, choose another poem by Trần Đăng Khoa about life in the countryside. Take notes about:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 1 1. Listen to the song based on a poem written by Trần Đăng Khoa. In pairs, discuss the questions: (Nghe bài hát dựa trên một bài thơ của Trần Đăng Khoa. Thảo luận theo cặp các câu hỏi:) 1. What do you know about the author of the poem? (Em biết gì về tác giả bài thơ?) 2. When and how did he write the poem? (Anh ấy viết bài thơ khi nào và như thế nào?) Lời giải chi tiết: - Tran Dang Khoa is a poet and journalist. He was called the "Young Child Prodigy". (Trần Đăng Khoa là một nhà thơ, nhà báo. Ông được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ".) - The poem “Hạt gạo làng ta” by Tran Dang Khoa was written in 1969 when the poet was still an 11-year-old boy. (Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi.) Bài 2 2. Read one part of the poem. Match the pictures with the words. (Đọc 1 đoạn của bài thơ. Ghép các bức tranh với các từ.) Lời giải chi tiết: A => sweat (mồ hôi) B => rice bowl (bát cơm) C => lotus (hoa sen) D => silt (phù sa) E => sailfish (cá cờ) Bài 3 3. Listen and read the poem again. Answer the questions: (Nghe và đọc lại bài thơ. Trả lời các câu hỏi:) Our village’s rice grain Has a taste of silt Of Kinh Thầy River Has a fragrant lotus scent In a lake full of water There’s a song mom sings Sweet and bitter … Our village’s rice grain There is a storm in July It rains in March Drops of sweat June afternoons Water as someone cooks Even the sailfish die The crabs come ashore My mother comes down to plant … Our village’s rice grain American bomb years Pouring on the roof The years of the gun Follow people far away The years of bullets Golden as rice fields Harvest rice bowl Traffic sweets Tạm dịch: Hạt gạo làng ta 1. What is the rice grain compared to? (Hạt gạo được so sánh với cái gì?) 2. What images in the poem do you like the most? (Em thích nhất những hình ảnh nào trong bài thơ?) Lời giải chi tiết: 1. The rice grain is compared to: has a taste of silt of Kinh Thầy River, has a fragrant lotus scent in a lake full of water, there’s a song mom sings sweet and bitter. (Hạt gạo được so sánh: có vị bùi của phù sa sông Kinh Thầy, có hương sen thơm trong hồ nước đầy, có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.) 2. Rice grains are crystallized from the sweet flavors of the homeland. It is the hometown wind farm, the labor song, the mother's lullaby, the fertile alluvial soil of the homeland. But rice is also made from the hardships of natural disasters, from the smoke and fire of war. Rice grain is not only a material product but also an invaluable spiritual product. (Hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.) Bài 4 4. In pairs, discuss what the author wants to say in these two lines: (Theo cặp, thảo luận những gì tác giả muốn nói trong hai dòng này:) The crabs come ashore (Cua ngoi lên bờ) My mother comes down to plant … (Mẹ em xuống cấy …) Lời giải chi tiết: The verse paints two contrasting images, on hot days, even the crab, which often burrows in the mud, can't bear to come ashore to avoid the heat. However, my mother stepped into the field again, enduring the hot sun to transplant. The contrasting images placed side by side have the effect of emphasizing the hardships of the farmers and at the same time showing the industriousness and suffering of the farmers who do not care about the sun and rain to make flexible rice grains. fragrant. (Câu thơ vẽ ra hai hình ảnh trái ngược nhau, trong những ngày nắng nóng, đến con cua vốn thường chui trong bùn đất cũng không chịu được phải ngoi lên bờ tránh nóng. Vậy mà mẹ lại bước chân xuống ruộng, hứng chịu cái nắng nóng để cấy. Hình ảnh đối lập được đặt cạnh nhau có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân đồng thời cũng thấy được sự cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân không quản nắng mưa nhọc nhằn để làm ra những hạt gạo dẻo thơm.) Bài 5 5. In groups, choose another poem by Trần Đăng Khoa about life in the countryside. Take notes about: (Theo nhóm chọn một bài thơ khác của Trần Đăng Khoa viết về cuộc sống ở nông thôn. Ghi chú về:) - When and how he created the poem (Khi nào và làm thế nào anh ấy tạo ra bài thơ) - What the poem is about (Bài thơ nói về điều gì) - What the main message of the poem is (Thông điệp chính của bài thơ là gì) - What you like about the poem (Những gì bạn thích về bài thơ) Then present your notes in PowerPoint slides to the class. Add pictures or music when necessary. (Sau đó trình bày các ghi chú của bạn trong các slide PowerPoint trước lớp. Thêm hình ảnh hoặc âm nhạc khi cần thiết.) Lời giải chi tiết: Tran Dang Khoa is the "phenomenon" of modern Vietnamese poetry. Tran Dang Khoa's innocent, fresh and unique lines of poetry originate from the poet's perception of the rich and colorful images and sounds of the Northern countryside - the land of "buried and cut navel". with him throughout his childhood. The article is the feelings about the unique images and sounds of the Northern countryside in Tran Dang Khoa's poetry. In the article Born of Rice, Khoa confided: “I can only write what I have actually seen with my eyes, only feeling about what I really experienced in my mind. It is possible to find in my poems completely real events of myself, my family, my village... I am really grateful to my small village for raising me like that” (From The top of rice was born - Tien Phong newspaper, April 16, 1974). It was the beloved village land that raised Khoa, and it was also all the potential life of that village that gave Khoa's poetry an inexhaustible vitality. The place where Tran Dang Khoa's first poetry originated was the small yard in front of the house. The yard of the country house is small, but it is an interesting universe for the boy Khoa. Around the yard, there are many characters who have entered Khoa's unique poems, simple but full of fairy-tale colors. That is the top of the raspberry - dancing; thousands of sugarcane trees - sword dance; pomelo tree swaying - holding children - bald head; A little further is the coconut tree - stretching - swimming, to the bamboo bush - removing hair. This courtyard is also the place where many other strange things take place: there are thunder showers coming down to the yard – customers - laugh; cross-court rain - bubbling; jumping toads; The whole God wears black armor – goes to battle…or a funeral of worms with: The ant family pulls out – The young ants go first, the old ants follow – Holding the scent of white-headed ants – Crying ants wearing mourning clothes – Fire ants burn the village red torches – Needle ants are leaning on sticks, the ants are heavier – The funerals are long – Through banana gardens, potato gardens, coffee gardens... With just a familiar corner of the yard, Khoa has created a whole magical world that only children can see, know, enjoy. From that small world, Khoa's poetic soul took off, opened up, towards a larger village space, containing many attractive things. It is the homeland, from the fragrance of pomelo flowers that fell last night: The flowers fell white in the yard - Oh, the fallen flowers are still fragrant, the scent of longan thickens - The fragrance of the yard in the house to the very taste of the earth countryside: The smell of mud is soaking - The smell of manure is decaying - The lime has not completely dissolved - The plowing groove is still hot. The taste of the village may not be familiar to someone in the city, but to Khoa, it has become flesh and blood. You yourself feel: Heaven and earth are a cloud away - And I and the furrows give off incense. There is a special communion between the earth and the people: Walking in the fragrance - The joy of planting - Our flesh is also - Breathe in the field. That sweet, domestic scent seems to intoxicate us all. (Trần Đăng Khoa là “hiện tượng” của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Những dòng thơ hồn nhiên, tươi mát, độc đáo của Trần Đăng Khoa bắt nguồn từ cảm nhận của nhà thơ về hình ảnh, âm thanh phong phú, muôn màu vẻ của làng quê Bắc bộ - mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, gắn bó với anh suốt một thời thơ ấu. Bài viết là những cảm nhận về những hình ảnh, âm thanh độc đáo của làng quê Bắc bộ trong thơ Trần Đăng Khoa. Trong bài Từ ngọn lúa sinh ra, Khoa tâm sự: “Tôi chỉ có thể viết được cái gì tôi đã thực sự thấy bằng mắt, chỉ rung cảm về cái gì thực sự tôi đã trải trong tâm trí mình. Có thể tìm thấy trong thơ tôi những sự việc hoàn toàn có thực của bản thân tôi, gia đình tôi, làng quê tôi... Tôi thực sự biết ơn cái làng quê nhỏ bé của mình đã nuôi dưỡng tôi như vậy” (Từ ngọn lúa sinh ra – Báo Tiền phong số ra ngày 16/4/1974). Chính mảnh đất làng thân thương đã nuôi lớn Khoa, và cũng chính tất cả sự sống tiềm tàng của cái làng quê ấy đã đem lại cho thơ Khoa một nhựa sống tràn trề không bao giờ vơi cạn. Nơi khởi phát nguồn thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa chính là khoảng sân nhỏ trước nhà. Cái sân nhỏ của ngôi nhà quê, nhưng là cả một vũ trụ chứa đầy thú vị đối với cậu bé Khoa. Quanh sân, có nhiều nhân vật đã đi vào các bài thơ đặc sắc của Khoa, bình dị mà đượm sắc màu cổ tích thần tiên. Đó là ngọn mồng tơi - nhảy múa; là muôn nghìn cây mía – múa gươm; cây bưởi đu đưa - bế lũ con - đầu trọc lốc; xa hơn chút nữa là cây dừa - sải tay – bơi, đến bụi tre tần ngần - gỡ tóc. Khoảng sân này cũng là nơi diễn ra nhiều điều kì lạ khác: đó là những cơn mưa rào Sấm ghé xuống sân – khanh khách - cười; mưa chéo mặt sân - sủi bọt; cóc nhảy chồm chồm; cả Ông trời mặc áo giáp đen – ra trận…hay đám ma bác giun với: Họ hàng nhà kiến kéo ra – Kiến con đi trước, kiến già theo sau – Cầm hương kiến đất bạc đầu – Khóc than kiến cánh khoác màu áo tang – Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng – Kiến kim chống gậy, kiến càng nặng vai – Đám ma đưa đến là dài – Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà... Chỉ với một góc sân quen thuộc, Khoa đã tạo ra được cả một thế giới huyền diệu chỉ trẻ thơ mới thấy, biết, thích thú. Từ cái thế giới nho nhỏ ấy, hồn thơ của Khoa cất cánh, rộng mở, hướng tới không gian làng quê rộng lớn hơn, chứa bao điều hấp dẫn. Đó là hương quê, từ mùi thơm ngát của hoa bưởi rụng đêm qua: Hoa rơi trắng mảnh sân con – Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương, của hương nhãn đặc lại – Thơm ngoài sân trong nhà đến mùi vị rất riêng của đất quê: Mùi bùn đang ngấu – Mùi phân đang hoai – Vôi chưa tan hẳn – Còn hăng rãnh cày. Hương vị của làng quê dẫu có thể không quen với ai đó nơi thị thành, nhưng với Khoa, nó đã thành máu thịt. Chính tự anh cũng cảm thấy: Đất trời cách một gang mây – Và tôi cùng với luống cày tỏa hương. Giữa đất và người có một sự giao cảm đặc biệt: Đi trong ngào ngạt – Niềm vui gieo trồng – Thịt da ta cũng – Tỏa hơi ruộng đồng. Cái hương đồng gió nội thân thương ấy như làm say cả chúng ta.)
|