Ngữ pháp: Mệnh đề quan hệ (Relative clauses) - Unit 6 - Tiếng Anh 12

A. Từ giới thiệu (Introductory words): Mệnh đề tính từ / quan hệ được giới thiệu bởi. B. Kinds of Adjective clauses: Có HAI loại mệnh đề tính từ:

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

   GRAMMAR

   Revision : Relative / Adjective clauses (Mệnh đề quan hệ /tính từ)

   A. Từ giới thiệu (Introductory words): Mệnh đề tính từ / quan hệ được giới thiệu bởi

     a. đại từ quan hệ (relative pronouns):who(ever), whom, whose, which, that, what, hay

     b. trạng từ quan hệ (relative adverbs): when, where, why.

     *  Mệnh đề tính từ luôn theo ngay sau từ nó bổ nghĩa-tiền ngữ (antecedent)

     1. Đại từ quan hệ (Relative pronouns):

     a. WHO : tiền ngữ chỉ người, làm chủ từ cho mệnh đề tính từ;

     b. WHOM : tiền ngữ chỉ người, làm túc từ cho mệnh đề tính từ.

      c. WHOSE : chỉ sở hữu, luôn đứng giữa hai danh từ.

         e.g.: The man whose son is my classmate, is working in a computer shop.

               (Người đàn ông, con trai của ông là bạn cùng lớp của tôi, đang làm việc ở một cửa hàng máy tính.)

                The house whose front door is blue is my teacher's.

                 (Ngôi nhà cửa trước của nó màu xanh dương là nhà của giáo viên tôi.)

        Chú ý: Tiền ngữ cùa WHOSE cổ the là từ chỉ người, tổ chức hoặc vật.

       d. WHICH : tiền ngữ không chỉ người, làm chủ từ hay lúc từ cho mệnh đề tính từ.

          WHICH có thể có tiền ngữ là

          * một danh từ (a noun or noun phrase):

          e.g.: The book which you've lent me is very interesting.

          * một mệnh đề  (a clause):

          e.g.: He always goes to  work late, which makes his boss upset.

                (Anh ấy luôn đi làm trễ, điệu đó làm chủ anh bực mình.)

         e. THAT : tiền ngữ chỉ người, vật, con vật hay sự việc.......... làm chủ từ hay túc từ

cho mệnh đề tính từ.

       Chú ý:  Ở mệnh đề tính từ xác dịnh / giới hạn (Defining / Restrictive adjective clause), đại từ WHICH / WHOM/ THAT làm túc lừ (không theo sau giới từ) có thể được bỏ.

          e.g.: The subject which / that he's studying is very popular.

            => The subject he’s studying is very popular.

                 (Môn anh ấy đang, học rất phổ biến.)

                 The man whom/that you talked with me about yesterday has left for Australia.

            => The man you talked with me about yesteday has left for Australia.

                 (Người đàn ông bạn nói cho tôi hôm qua đã đi Úc.)

     f.  WHAT: the thing(s) which / that

      e.g.: You should be responsible for what you’ve done.

             You should be responsible for the things which/that you’ve done.

                (Bạn phải trách nhiệm những gì bạn làm.)

     Ngoài WHAT (ever) (bất kì điều gì), còn có WHO(ever) (bất kì ai). WHICH (ever) (bất kì điều nào).

       e.g.: Who(ever) does this deserves a reward.

         => A person who does this deserves a reward.

             (Bất kì ai làm việc này đáng thưởng.)

     Chú ý: Trước WHAT(ever) / WHO(ever) / WHICH (ever) không bao giờ có danh từ tiền ngữ (a noun antecedent).

     2. Trạng từ quan hệ (Relative adverbs):

     a. WHEN : tiền ngữ chỉ thời gian: day, month, year, at 2:00a.m.,..

       * WHEN có thể dược thay bằng : ON/AT/IN + WHICH

         e.g.: Do you remember the day when you first went to school?

                (Bạn nhớ ngày bạn đi học lần đầu tiên không?)

           => Do you remember the day on which you first went to school?

     b. WHERE : tiền ngữ chỉ nơi chốn: city, village, school, ...

       * WHERE : CÓ thể được thay bằng : ON/ AT/ IN WHICH,

          e.g.: The village where I was born is in a remote country.

                 ( Làng nơi tôi được sinh ra ở vùng quê hẻo lánh.)

            => The village in which I was born is in a remote country.

     c. WHY : Có tiền ngữ là từ “ REASON”.

       * WHY : có thể được thay bằng “FOR WHICH”

          e.g.: He always asks me the reason why ice floats on water.

                (Cậu ấy luôn hỏi tôi lí do nước đá nổi trên nước.)

            => He always asks me the reason for which ice floats on water.

   B. Kinds of Adjective clauses: Có HAI loại mệnh đề tính từ:

     1. Mệnh đề tính từ xác định /giới hạn (Defining /Restrictive adjective clauses): là thành phần của câu, không thể bỏ.

       e.g.: The singer who's sìnging on TV is her sister.

              (Ca sĩ đang hát trên truyền hình là chị của cô ấy.)

     2. Mệnh đề tính lừ không xác định /không giới hạn (Non-defỉnine /Non- restrictive adjective clauses): có thể được bỏ không ảnh hưởng đến nghĩa của câu.

       e.g.: That boy, who showed you to my house, my sister’s son.

              (Cậu bé đó đưa bạn đến nhà tôi là con trai của chị tôi.)

         Marie Curie, who was a first woman university professor, was a great French chemist.

            (Marie Curie, nữ giáo sư đại học đầu tiên, là nhà hóa học vĩ đại người Pháp.)

     Đặc tính : ở mệnh đề tính từ không xác định :

      a. tiền ngữ là từ xác định (a definite word):

       * danh từ riêng (proper nouns): Marie Curie. Hanoi,...

       * danh từ được bổ nghĩa bởi

         - sở hữu tính từ (possessive adjectives): my, your, his, her,...

         - chỉ thị tính từ (demonstralive adjectives:this/these, that/ those.

         - Một cụm tính từ (adjective phrase).

     e.g.: The man in black, who is speaking to the principal, is the mayor.

           (Người đàn ông mặc đồ đen, người đang nói chuyện với hiệu trưởng, là thị trưởng.)

     b. đại từ “THAT” không bao giờ được dùng.

     c. đại từ quan hệ làm túc lừ không được bỏ.

   C. Giới từ + đại từ quan hệ (Preposition + relative pronoun).

     Đại từ quan hệ có thể làm túc từ cho một giới từ. Trường hợp này chúng ta có hai cách viết:     .

     a. giới từ sau động từ

       e.g.: The painting which you’re loking at is one of Picasso’s.

             (Bức họa bạn đang nhìn là một trong những bức họa của Picasso.)

       Trường hợp này chúng ta có thể bỏ đại từ quan hệ nếu ở mệnh đề xác định (Defining / Restrictive adjective clause).

      e.g.: The painting you’re looking at is one of Picasso's.

    b. giới từ trước đại từ quan hệ

      e.g.: The man about whom you talked with me is very nice.

             (Người đàn ông bạn nói với tôi rất tử tế.)

       * Tuy nhiên với động từ kép (Verbals), chúng ta chỉ có một cách duy nhất: viết giới từ sau động từ.

      e.g.: The subject (which) he’s very much interested in is Maths.

            (Môn học anh ấy rất thích là Toán.)

   D. Kêt hợp hai câu đơn với mệnh đề tính từ (Combining two simple sentences with an adjective clause.)

       e.g.: They’re visiting their old school. The school is in a remote village.

              (Họ đang thăm trường cũ của họ ở  một làng quê hẻo lánh.)

         => They’re visiting their old school, which is in a remote village.

               Do you know Nguyen Du? He wrote the “Kim Van Kieu”.

               (Bạn biết Nguyễn Du không? Ông ấy viết quyển “Kim Vân Kiều”)

          => Do you know Nguyen Du, who wrote the “Kim Van Kieu”?

     Để kết hợp hai câu đơn với mệnh đề tính từ, chúng ta thực hiện những bước sau :

     1. tìm từ liên hệ nhau ở hai câu:

     2. xác định câu nào làm mệnh đề tính từ;

     3. thay từ liên hệ (ở mệnh đề tính từ) bằng đại từ hay trạng từ quan hệ thích hợp;

     4. viết mệnh đề tính từ với đại từ quan hệ ở đầu ngay sau từ liên hệ kia.

close