Giải Bài tập Viết trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuNêu các điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm kịch.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 trang 42 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Nêu các điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm kịch. Phương pháp giải: Dựa vào Kiến thức SGK/99 Lời giải chi tiết: Để viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm kịch, các em cần chú ý: - Xác định rõ yêu cầu nghị luận về đối tượng cần phân tích. - Đọc lại tác phẩm kịch, đặc biệt là nội dung liên quan đến đối tượng đó. - Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ. - Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm. - Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục. - Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận. Câu 2 Trả lời câu 2 trang 42 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Trả lời câu hỏi ở mục b) Tìm ý và lập dàn ý trong SGK trang 98: “Nếu không có những lời độc thoại của Ham-lét thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thể hiện mâu thuẫn trong nhân vật? Từ đó, em có nhận xét gì về giá trị nội dung nghệ thuật của những lời độc thoại?”. Phương pháp giải: Dựa vào Kiến thức SGK/99 thực hiện các yêu cầu. Lời giải chi tiết: - Nếu không có những lời độc thoại của Ham-lét thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất đến việc thể hiện mâu thuẫn trong nhân vật. Vì khi đó, người đọc không thấy được mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhân vật này. Đây vốn là loại mâu thuẫn thứ hai của bi kịch: “Xung đột nằm trong chính nhân vật. Đó là cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối trong nội tâm nhân vật.”. - Nhận xét gì về giá trị nội dung nghệ thuật của những lời độc thoại: + Nội dung: > Những lời độc thoại mở ra những chiều sâu trong tâm hồn Ham-let, cho phép người đọc hiểu rõ hơn về động lực, cảm xúc và sự giằng xé của nhân vật. > Góp phần thể hiện các chủ đề lớn như sự sống, cái chết, lòng trung thành và sự phản bội, từ đó góp phần làm nổi bật thông điệp của tác phẩm. + Nghệ thuật > Ngôn từ trong các lời độc thoại thường giàu hình ảnh, mang tính biểu cảm cao, thể hiện phong cách nghệ thuật đặc trưng của Shakespeare. > Những lời độc thoại tạo nên mối liên hệ giữa Ham-let và khán giả, khiến người xem cảm nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu cho nỗi đau của nhân vật. Câu 3 Trả lời câu 3 trang 42 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (SGK) Viết đoạn văn giải thích khái niệm độc thoại. Phương pháp giải: Xem lại những lời độc thoại, ý nghĩa của chúng trong những văn bản đã học và viết đoạn văn. Lời giải chi tiết: Độc thoại là một hình thức diễn đạt trong văn học (thể loại kịch), trong đó nhân vật tự nói với chính mình hoặc với một người khác vắng mặt. Đây là một cách để tác giả thể hiện nội tâm sâu sắc của nhân vật, giúp người đọc hoặc khán giả hiểu rõ hơn về tâm trạng, mâu thuẫn bên trong của họ. Đó có thể là những cảm xúc đau đớn, bế tắc, vô vọng, ngăn cản, mâu thuẫn với chính bản thân mình. Đó có thể là những lời động viên bản thân không được bỏ cuộc, phải cố gắng theo đuổi nhiều hơn nữa. Hoặc đó có thể là nỗi nhớ, những mất mát về một ai đó, một nơi nào đó mà nhân vật luyến tiếc, tiếc nuối mong muốn hàn gắn,… Có rất nhiều điều mà tác giả muốn gửi gắm tới độc giả của mình, là những bài học bổ ích, là những lời khuyên mà cách tốt nhất chính là lựa chọn để cho nhân vật của chính mình tự độc thoại với chính bản thân nhân vật.
|