Giải Bài tập đọc hiểu: Phò giá về kinh trang 9 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuTừ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh, hãy nêu hiểu biết của em về hào khí thời Trần. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 9 SBT Văn 9 Cánh diều Từ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh, hãy nêu hiểu biết của em về hào khí thời Trần. Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết của em hoặc tham khảo sách báo, internet Lời giải chi tiết: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh: - Bài thơ Phò giá về kinh là một trong hai bài thơ tuyên truyền cổ động quan trọng của Trần Quang Khải viết sau ngày đại thắng lịch sử hào hùng của dân tộc, đánh đuổi toàn bộ đội quân xâm lược Mông - Nguyên ra khỏi bờ cõi đất nước, đem lại bình yên cho đất nước. - Tác phẩm được hoàn thành sau ngay tháng 9 năm 1285, thời gian Trần Quang Khải được lệnh hô giá trở lại Thăng Long (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng đế Trần Nhân Tông trở về Thăng Long), khi kinh thành đã sạch bóng quân thù, sau chiến thắng Hàm Tử và Chương Dương. Đây là hai chiến thắng quan trọng, có ý nghĩa quyết định lớn đối với toàn bộ cuộc chiến chống giặc Mông - Nguyên lần thứ hai, trong đó, chiến dịch Chương Dương do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy. - Hào khí thời Trần: + Từ bối cảnh ra đời của bài thơ có thể thấy được hào khí thời Trần, được gợi là hào khí Đông A, hun đúc từ ý chí quyết tâm của cả dân tộc, triều đại quyết bảo vệ nền độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, không chịu làm nô lệ trước kẻ thù hung hãn. Quân sử có trên cán tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Nguyên) với tinh thần sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. + Bài thơ mở đầu bằng hài chiến công oanh liệt với khí thế ngút trời của quân dân Đại Việt. Điều này đánh dấu việc quân ta chuyển từ thế bị động phải rút chạy khỏi kinh đô Thăng Long (hai vua Trần bị kẻ thù vây bắt, nhiều lần nguy kích tưởng rơi vào tay giặc) sang thế chủ động tấn công và chiến thắng. Nay hai vua cùng đại quân chiến thắng trở về với tư cách chủ nhân của đất nước, với tư thế của người chiến thắng đội quân xâm lược hung bạo nhất thời đại lúc bấy giờ. Đất nước sạch bóng thù, bước vào một thời kì mới với khí thế hào hùng. Hào khí thời Trần (hào khí Đông A) được đúc kết từ trí tuệ, từ lòng tự tôn, tự hào dân tộc của Đại Việt. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 9 SBT Văn 9 Cánh diều Vì sao tác giả bài thơ lại viết “Thái bình tu trí lực”? A. Vì phải cùng nhau mở hội ăn mừng chiến thắng oanh liệt trước kẻ thù hung bạo B. Vì hòa bình rồi thì cố gắng làm giàu cho mình và gia đình, bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra C. Vì hòa bình rồi nhưng vẫn phải cùng nhau dốc hết sức lực bảo vệ và xây dựng đất nước hùng mạnh D. Vì chiến tranh chấm dứt rồi thì nên gắng sức mà hưởng thụ cuộc sống sau bao ngày vất vả, gian lao Phương pháp giải: Dựa vào các thông tin đã tìm hiểu về văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 10 SBT Văn 9 Cánh diều Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì tỏng việc thể hiện nội dung bài thơ? Phương pháp giải: Xác định cách ngắt nhịp của bài thơ Lời giải chi tiết: - Cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm: Doạt sóc / Chương Dương độ Cầm Hồ / Hàm Tử quan. Thái bình / tu trí lực. Vạn cổ / thử giang san. - Tác dụng của nhịp điệu các dòng thơ trên tạo nên sự đồng nhịp trong việc thể hiện nội dung bài thơ: + Hai dòng đầu nhịp 2/3 với những từ ngữ có tác dụng (bắt) được thời điểm đánh dấu sự thành công vang dội của cuộc kháng chiến hào hùng, quét sạch bóng quân xâm lược đã giày xéo bờ cõi Đại Việt. + Hai dòng sau ngắt nhịp 3/2 nhưng với từ “tu” (nên), từ “thư” (ấy, này), âm điệu của bài thơ như lắng dịu xuống, như thể hiện mong ước thái bình lâu dài của dân tộc. Nhịp điệu của bài thơ chậm rãi, nhấn mạnh tột cùng khẳng định nền thái bình mà ai cũng mong muốn. Người anh hùng trở về từ chiến trận sẽ tiếp tục xây dựng đất nước phồn vinh, giữ gìn nền hạnh phúc tột độ của chiến thắng, và tương lai lâu dài của đất nước, dân tộc. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 10 SBT Văn 9 Cánh diều So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm. Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung, kiến thức đã học về hai bài thơ Lời giải chi tiết: Bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều viết về đề tài yêu nước, chống ngoại xâm, khẳng định và bảo vệ độc lập dân tộc, mặc dù nội dung biểu đạt sự việc cụ thể khác nhau: - Bài Sông núi nước Nam được viết nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ nước Việt quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và cảnh báo sự thất bại tất yếu của kẻ thù xâm lược. - Bài Phò giá về kinh ca ngợi những chiến công oanh liệt của quân dân ta trước quân Mông - Nguyên và khẳng định trách nhiệm trước việc giữ gìn sự vững bền của xã tắc non sông. Nội dung hai bài thơ vừa đồng điệu, vừa như kế tiếp nhau về cùng một đề tài yêu nước, chống ngoại xâm. Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 10 SBT Văn 9 Cánh diều Đọc bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận sau đây và thực hiện các yêu cầu: a. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Vận nước b. Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm) c. Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối d. Cho biết chủ đề của bài thơ e. So sánh bài thơ trên với bài Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) để chỉ ra sự tương đồng về nội dung giữa hai tác phẩm Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và trả lời Lời giải chi tiết: a) Hoàn cảnh ra đời của bải thơ Vận nước: - Bài thơ được viết sau khi Lê Hoàn lãnh đạo dân tộc ta chiến thắng oanh liệt quân Tống xâm lược trên sông Như Nguyệt năm 981. - Dù giặc ngoại xâm bị đánh bại, độc lập, chủ quyền của đất nước đã được vệi toàn nhưng mối lo về kẻ thủ xâm lược luôn luôn thường trực. Nhiệm vụ lớn lao lúc này là phải ổn định lòng dân, đoàn kết cả dân tộc để cùng nhau xây dựng đất nước. Đất nước vừa trải qua một cuộc thay đổi lớn. Nhà Đinh do Đình Bộ Lĩnh lập nên sau khi dẹp loạn 12 sử quân đã đến lúc suy yếu sau cái chết của Đinh Tiên Hoàng. Trước hoạ xâm lược của nhà Tống và việc chia rẽ trong nội bộ triểu đình, một số quần thần đã phò tá Lê Hoàn lên làm vua. Đã có một số đại thần như Đinh Điền, Nguyễn Bặc đưa quân chống lại Lê Hoàn tạo nên nguy cơ nội chiến. Nhà vua đứng trước “thủ trong, giặc ngoài", cho dù quân xâm lược đã bị đánh đuôi nhưng nguy cơ chiến tranh (nội chiến, ngoại xâm) vẫn luôn rình rập. Trong điều kiện đó, vua Lê Hoàn đã hỏi Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, vị cổ vấn của mình: “Vận nước ngắn dài thế nào?". Đỗ Pháp Thuận đã đáp lại bằng bải thơ trên. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên mở đầu cho nền văn học viết của dân tộc, một nến văn học luôn gắn liền với vận nước. b) Đặc điểm thể loại của bài thơ ở bản phiên âm: - Số đòng: 4 dòng; số chữ: mỗi dòng 5 chữ; niêm: các chữ thứ hai của dòng 1 và dòng 4 (tộ, xứ) cùng thanh sắc, các chữ hai của dòng 2 và dòng 3 (thiên, ví) cùng thanh bằng; luật: chữ thứ hai của dòng 1 mang thanh bằng nên bài thơ thuộc luật bằng; cách hiệp vần (các dòng 1 - 3, 2 - 4 mang vần). - Từ đó, có thể thấy, đây là bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. c) - Hai dòng thơ đầu nêu lên hoàn cảnh của đất nước khi đó: Thế nước đang được củng cố vững vàng như cây đại thụ bền chặt, xanh tốt. Nền thái bình của dân tộc vừa được thiết lập sau chiến thắng oanh liệt, đầy cam go trước đội quân xâm lược hùng mạnh của nhà Tống. - Hai dòng thơ cuối: Tác giả vạch ra phương sách, con đường để có thể gìn giữ, bảo vệ vận nước và nền hoà bình đó; chấm dứt chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc; chấm dứt nạn nội chiến lúc nào cũng có thể xảy ra, uy hiếp sự tồn vong của nhà nước non trẻ và nền hoà bình vừa giành được. Đó là thực hiện chính sách “vô vi", thực hiện nền đức trị, sống thuận theo tự nhiên, lẽ phải, tức là thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết các lực lượng trên cơ sở lợi ích dân tộc hài hoà với lợi ích của mọi người dân, mọi lực xã hội, xoá bỏ thủ hận, cũng nhau xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh Chi có như vậy thi mởi có thể đưa đất nước bước sang một giai đoạn mới, ận nước mới bền vững lâu dài. d) Chủ đề của bải thơ: Bải thơ ca ngợi vận nước và nền thái bình vững bền của dân tộc sau chiên thăng oanh liệt trước kẻ thủ xâm lược, chỉ ra phương sách để chấm dứt chiên tranh, đoàn kết dân tộc, gin giữ nền hoà bình muôn thuở cho đất nước. e) Hai bài thơ đều viết về đề tài yêu nước chống ngoại xâm và vạch ra phương sách xây dựng đất nước phồn vỉnh, hùng mạnh, mặc dủ nội dung biểu hiện có sự khác nhau: - Bài Quốc tộ được viết sau đại thắng quân Tổng xâm lược trên sông Như Nguyệt nhằm đưa ra quyết sách khuyên nhà vua thực hiện chính sách cai trị “võ vì”, thực hiện đại đoàn kết dân tộc để xoá bỏ thù hận, cùng chung tay bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc, xây dựng đất nước hùng cường. - Bài Phỏ giá về kinh ca ngợi những chiến công oanh liệt của quân dân ta trước quân Mông - Nguyên và khăng định sự vững bền của xã tắc non sông, cũng như trách nhiệm phải bảo vệ sự bền vững đó.
|