Giải Bài tập đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trang 11 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuPhương án nào nêu đúng thời điểm ra đời của tác phẩm Chinh phụ ngâm?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 11 SBT Văn 9 Cánh diều Phương án nào nêu đúng thời điểm ra đời của tác phẩm Chinh phụ ngâm? A. Thời kì đất nước hòa bình B. Thời kì nội chiến, loạn lạc C. Giai đoạn đất nước chống xâm lược D. Giai đoạn phong kiến thịnh trị Phương pháp giải: Dựa vào thông tin đã học và tìm hiểu về văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 11 SBT Văn 9 Cánh diều Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, đồng thời tìm hiểu bối cảnh sáng tác văn bản Lời giải chi tiết: Việc thể hiện nỗi lòng người chinh phụ và nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy: - Để thể hiện nỗi lòng từ tin tưởng đến thất vọng, buồn chán, nhớ thương của người chinh phụ, tác giả bản diễn Nôm đã sử dụng các phát ngôn trực tiếp của nhân vật. Điều này có ý nghĩa làm thay đổi cách diễn tả cảm xúc nhân vật, bởi nội tâm người chinh phụ được nhìn nhận từ bên trong, chứ không chỉ được miêu tả từ bên ngoài qua dáng mạo và cảnh vật thiên nhiên. Việc để cho nhân vật trực tiếp than vẫn về cuộc sống của mình đã đem lại sắc thái thẩm mĩ mới cho tác phẩm, nâng cao tính biểu cảm của lời thơ, từ đó tạo nền tính chân thực của cảm xúc. Đây là một bước tiến mới trong nghệ thuật miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật của văn học trung đại Việt Nam mà trước đó chưa có. Còn khi thể hiện khát vọng hạnh phúc vợ chổng, nuối tiếc tuổi trẻ, trôi qua trong vô vọng, tác gia lại gián tiếp sử dụng hình ảnh của thiên nhiên hữu tình. Đây là nghệ thuật ước lệ tượng trưng tiêu biểu của văn học trung đại trước những vấn đề tình cảm tế nhị không thể thể hiện trực tiếp. - Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng buồn thương, nhớ tiếc của người chinh phụ: Những lời than vãn của người chính phụ cho thấy chính khát vọng hạnh phúc lún đôi, mong ngày người chồng trở về từ nơi chiến địa ác liệt, gia đinh được sum họp là nguyên nhân nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ. Nguyên nhân bao trùm hơn là những cuộc chiến tranh phong kiến phí nghĩa đã gây nên cảnh chết chóc, bi thương, chia lia lứa đôi, tàn phá hạnh phúc của con người. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 11 SBT Văn 9 Cánh diều Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích từ dòng 9 đến dòng 20 Lời giải chi tiết: Nghệ thuật tá cảnh ngụ tình của đoạn trích và cả tác phẩm Chính phụ ngâm được khái quát trong câu lục bát: “Cảnh buồn người thiết tha lòng / Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.” (sau này đã được Nguyễn Du nâng lên thành một triết lí nghệ thuật điển hình, tiêu biểu cho bút pháp tà cảnh ngụ tình: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cánh có vui đâu bao giờ.”). Điều đó được thể hiện rõ nét trong đoạn trích từ dòng 9 đến đòng 20 của văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Ô đây có hai bức tranh phong cảnh thiên nhiên: - Thiên nhiên được miêu tà trong khổ thơ từ dòng 9 đến dòng 12 và khổ thơ từ dòng 13 đến dòng 16 thê lương, ảm đạm, phản ánh tâm trạng đầy lo lắng, day dứt của người chinh phụ. Giữa thiên nhiên và con người có một mối tương quan mật thiết. Lòng người mà đau buồn thì cảnh vật thiên nhiên cũng sẽ nhuốm đượm nỗi xót xa, đau khổ của con người. - Ở khổ thơ cuối, cảnh thiên nhiên nguyệt - hoa quấn quýt hữu tình phản ánh tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi, sum họp gia đình của người chinh phụ. Tuy nhiên, đó chỉ là sự mơ mộng mang tính bi kịch trong hoàn cảnh vô vọng của người chỉnh phụ. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 11 SBT Văn 9 Cánh diều Hãy nêu chủ đề của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra chủ đề Lời giải chi tiết: Chủ đề của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Đoạn trích diễn tả nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ khi có chồng ra trận, qua đó phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây nên cành chia lìa lứa đôi, đồng thời khẳng định và đề cao khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, tình cảm gia đình. Đoạn trích cũng cho thấy giá trị nhân văn tiêu biểu trong bối cảnh xã hội không quan tâm đến cuộc sống của con người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ. Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 11 SBT Văn 9 Cánh diều Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ, thể thơ song thất lục bát Lời giải chi tiết: Ngôn từ được sử dụng trong đoạn trích vừa cổ kính, trang nghiêm, lại vừa giàu sức biểu cảm, biêu hiện những tâm sự sâu kín trong lòng người chính phụ. Nhờ vậy các bình ảnh được tác giả tạo dựng trong bải thơ vừa đẹp đê, sang trọng, lại vừa nét buồn gợi nên sự đồng cảm của người đọc. - Để có được thành công trên, tác giả bài thơ đã sử dụng một số biện pháp tu từ sau: + Biện pháp tu từ so sánh: Biện pháp này được sử dụng rộng rãi trong đoạn trích (như các so sánh: “nghìn vàng” so với tấm lòng: “nỗi nhớ chàng” với “trời” cao, “trời thăm thăm"; "sương như búa" - "tuyết dường cưa"; "nguyệt" - "hoa" ....). Những so sánh này mang tính biểu cảm mạnh mẽ, qua đó, nhà thơ đã diễn tả một cách tài tình thể giới nội tâm của nhân vật trữ tình, giúp cho thế giới tâm hồn của con người vốn xa lạ, bí ẩn bỗng trở nên gần gũi, dễ hiểu trong mỗi câu thơ. + Biện pháp điệp từ, điệp ngữ nối câu trước với câu sau, kết hợp với việc sử dụng từ láy (Vi dụ: Trong năm dòng thơ đầu, các từ "non Yên", "thăm thăm", “trời" được lặp lại tạo sự triền miên không dứt, làm tăng khả năng biểu hiện nỗi nhớ của người chính phụ). Điều này cũng góp phẩn tạo nhịp điệu triển miên, buồn bã của đoạn thơ. - Nhịp điệu của thơ song thất lục bát trong đoạn trích được biểu hiện ở cách ngắt nhịp dòng thơ. Có thể nói, nhịp điệu triển miên của thể song thất lục bát rất phù hợp với nỗi buồn thương da diết khôn nguôi của người chỉnh phụ. - Các biện pháp đối cũng góp phần tạo nên nhịp điệu triền miên, buồn bã trong đoạn trích. Biểu hiện ở việc đối hai dòng thơ với nhau, thường là hại đòng bảy; đối trong từng dòng, thường là trong dòng tám. Ví dụ dưới đây thể hiện cả hai cách đổi này: Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, // Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô. Giọt sương phú, // bụi chim gù, Sâu tưởng kêu vắng, // chuông chùa nện khơi. Tác giả đã sử dụng một cách đa dạng hình thức đối cũng như các biện pháp tu từ khiến cho nhịp điệu của thể thơ phong phủ hơn. Do đó, việc diễn tả nội tâm nhân vật trữ tình cũng trở nên sinh động, sâu sắc hơn. Điều này như một biểu hiện mẫu mực của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, làm nổi bật những giá trị nội dung của tác phẩm. Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 11 SBT Văn 9 Cánh diều Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra giá tị nội dung và nghệ thuật Lời giải chi tiết: - Giá trị nội dung: + Tâm trạng nhớ nhung của người chinh phụ + Nỗi niềm cô đơn, lẻ loi chiếc bóng của người chinh phụ + Khát vọng ái ân lứa đôi, mong chờ hạnh phúc gia đình của người chinh phụ trước thiên nhiên hữu tình - Giá trị nghệ thuật: + Thể thơ song thất lục bát với vai trò của caia song thất và câu lục bát + Bút pháp trữ tình là bút pháp nghệ thuật nổi bật của đoạn trích. Bút pháp tả cảnh ngụ tình cũng đã được sử dụng hết sức điêu luyện tạo nên những dòng thơ tiêu biểu cho thể thơ song thất lục bát + Sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, từ láy.
|