Giải Bài tập đọc hiểu: Quần thể di tích Cố đô Huế trang 24 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuNhan đề văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được đặt theo cách nào? Đặt lại một nhan đề khác cho văn bản này. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 trang 24 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Nhan đề văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được đặt theo cách nào? Đặt lại một nhan đề khác cho văn bản này. Phương pháp giải: Đọc kĩ nhan đề và thực hiện yêu cầu. Lời giải chi tiết: - Nhan đề văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được đặt theo cách nêu tên địa danh nơi có di tích lịch sử. - Nhan đề khác: Cố đô Huế – một di tích lịch sử đặc biệt. Câu 2 Trả lời câu 2 trang 24 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 2, SGK) Bằng cách nào có thể tóm lược được nhanh nhất các thông tin trong văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế? Cách triển khai thông tin trong bài viết có tác dụng gì? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản và thực hiện yêu cầu. Lời giải chi tiết: - Để tóm lược nhanh nhất các thông tin trong văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế cần: + Đọc lướt để có cái nhìn tổng quan về nội dung và cấu trúc bài viết. + Tìm ra ý chính trong từng đoạn (chú ý vào câu mở đầu và kết thúc của đoạn) Ví dụ, phần Giới thiệu: nêu lên lịch sử 400 năm của Huế gắn với các triều đại phong kiến, di tích này đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá thế giới. - Thông tin trong văn bản được triển khai kết hợp trình bày rất phong phú theo nhiều cách: trật tự thời gian và không gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, phân loại các đối tượng,.... Cách triển khai ấy giúp người đọc hình dung được sự đa dạng, phong phú của một di tích lịch sử có nhiều giá trị đặc biệt. Câu 3 Trả lời câu 3 trang 24 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 3, SGK) Vì sao văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được coi là văn bản thông tin? Trong văn bản này có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp ấy. Phương pháp giải: Dựa vào SGK/56, kiến thức về phương thức biểu đạt; đọc kĩ lại văn bản và thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: - Văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được coi là văn bản thông tin vì: + Cung cấp thông tin cụ thể: Văn bản nêu rõ các thông tin về lịch sử, kiến trúc, văn hóa và giá trị của quần thể di tích, giúp người đọc hiểu rõ về di sản này. + Trình bày có hệ thống: Thông tin được sắp xếp theo một trình tự logic, từ giới thiệu tổng quan đến các di tích cụ thể, người đọc có thể dễ dàng tiếp cận. - Trong văn bản có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, thuyết minh - Tác dụng của sự kết hợp những phương thức biểu đạt: giúp làm rõ vấn đề cần giới thiệu, giúp người đọc có được những thông tin chính về Cố đô Huế, giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn, cuốn hút và dễ tiếp cận hơn. Câu 4 Trả lời câu 4 trang 25 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích những giá trị của di tích Cố đô Huế được nêu trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản, tìm ra những giá trị được đề cập tới Lời giải chi tiết: Cố đô Huế có nhiều giá trị, bao gồm giá trị tinh thần và giá trị vật chất. - Giá trị tinh thần: là niềm tự hào của người Việt về di tích lịch sử, đồng thời cũng là một danh lam thắng cảnh độc đáo, lâu đời; là một di tích lịch sử hấp dẫn không chỉ với người Việt mà đối với cả du khách quốc tế;... - Giá trị vật chất: là một điểm tham quan du lịch có giá trị kinh tế; một di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới; Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định việc xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quần thể kiến trúc Cố đô Huế là Di tích quốc gia đặc biệt. -> Cố đô Huế là minh chứng sống động cho những gì mà văn hóa Việt Nam đã xây dựng qua hàng thế kỷ. Câu 5 Trả lời câu 5 trang 25 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Trả lời câu 5 trang 25 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Phương pháp giải: Xem lại mục đích của văn bản thông tin giới thiệu một di tích lịch sử đã nêu ở phần Kiến thức Ngữ văn bài 8, đọc kĩ lại văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Mục đích của văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế + Cung cấp thông tin về các đặc điểm, giá trị và ý nghĩa của di tích, từ đó giúp người đọc nhận biết và hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Việt Nam. + Nhận biết, phân tích được đặc điểm của văn bản, tác dụng của các trình bày thông tin trong các văn bản giới thiệu một di tích lịch sử và bài phỏng vấn; liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. - Nội dung của văn bản đã giúp người đọc đạt được mục đích này: + Văn bản cung cấp thông tin đầy đủ về các di tích, từ kiến trúc, lịch sử đến giá trị văn hóa, giúp người đọc dễ dàng nhận biết và phân tích. + Cách sắp xếp thông tin hợp lý, từ tổng quan đến cụ thể, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ. Câu 6 Trả lời câu 6 trang 25 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HỒ GƯƠM Hồ Gươm là một danh thắng đẹp, nằm giữa trung tâm Thủ đô tráng lệ, cảnh sắc hữu tình, nổi tiếng thơ mộng của Hà Nội 36 phố phường. Không những thế, Hồ Gươm còn là hồ thiêng gắn liền với truyền thuyết Rùa Thần. Từ xưa tới nay, vẻ đẹp thiêng liêng của Hồ Gươm đã làm say mê, ngây ngất bao lớp thi nhân, bao tâm hồn nghệ sĩ, làm du khách bốn phương không khỏi trầm trồ. Hồ có tổng diện tích 12 héc-ta, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700 mét theo hướng nam bắc và rộng 200 mét theo hướng đông – tây. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hoá của mọi người khi đến với Hồ Gươm. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút,... Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ,... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu. Hồ Gươm có thể còn nhiều tuổi hơn cả kinh thành Thăng Long xưa. Lùi lại lịch sử để khám phá sự hình thành của Hồ Gươm, căn cứ vào bản đồ Hồng Đức (1490) và cả các tấm bản đồ sau này [...] thì Hồ Gươm lúc ấy chưa hình thành, nó là một nhánh cụt của sông Hồng. Không biết sau đó hồ được hình thành từ thời gian nào, đến tấm bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) thì Hồ Gươm đã gần như ngày nay. Trước kia hồ có tên gọi là hồ Lục Thuỷ (vì nước có màu xanh ngắt quanh năm). Cái tên hồ Hoàn Kiếm mới có từ thời Lê. Tương truyền, Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có mò được một lưỡi kiếm dưới sông, lại tìm được cái chuôi ngoài ruộng. Lưỡi lắp vào chuôi vừa khít. Lê Lợi đem kiếm báu dưới cờ kháng chiến suốt mười năm đánh đuổi giặc Minh. Giải phóng đất nước, nhà vua đóng đô ở Thăng Long cũ và gọi là Đông Kinh. Một buổi, vua dạo thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng gặp một con rùa vàng lớn nhô lên mặt nước. Rùa nói: “Xin nhà vua trả kiếm thần cho Long Vương.”. Kiếm vừa rút khỏi vỏ đã vút bay về phía rùa, rùa ngậm lấy và lặn biến mất. Từ sự tích này mà hồ Lục Thủy đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm) hay gọi tắt là Hồ Gươm. Truyền thuyết đã thể hiện tư tưởng “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của dân tộc ta, đó là một bằng chứng cho lòng yêu hoà bình thiết tha của người Việt Nam, của Thăng Long - Hà Nội. Đất nước của chúng ta từ xa xưa tới nay lúc nào cũng muốn hoà bình, nhưng nếu có ngoại xâm thì gươm của Thần linh nước Nam lại xuất hiện và được trao cho những người anh hùng để bảo vệ toàn vẹn bờ cõi. Vào thời Trần, thuỷ quân thường chiến tập trận ở hồ cho chúa ngự trên lầu Ngũ Long xem, nên gọi là hồ Thuỷ Quân. Đến cuối thế kỉ XVI, chúa Trịnh dựng phủ chúa với nhiều lâu đài, cung điện xây dựng bên bờ phía tây của hồ, lúc này nhìn từ phủ chúa ra hồ, phía hồ trên gọi là hồ Tả Vọng (nhìn từ bên trái) và phía hồ dưới gọi là hồ Hữu Vọng (nhìn từ bên phải). Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp sau khi chiếm Hà Nội, hồ Hữu Vọng đã bị chúng cho san lấp hết để mở mang phố phường, chỉ còn lại hồ Tả Vọng chính là Hồ Gươm ngày nay. Cho dù vua chúa đặt tên gì, người dân cũng chỉ quen gọi Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. [...] (Theo ditichlichsu-vanhoahanoi.com) a) Thông tin chính của văn bản trên là gì? Thông tin chính ấy được nêu ở phần nào của văn bản? b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin giới thiệu một di tích lịch sử? c) Theo văn bản, Hồ Gươm có những tên nào? Nêu ý nghĩa của mỗi tên gọi. d) Văn bản giúp em có thêm được hiểu biết gì về những di tích lịch sử ở Việt Nam? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Hồ Gươm, dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/ 56, thực hiện các yêu cầu. Lời giải chi tiết: a) Thông tin chính của văn bản: Hồ Gươm là một di tích lịch sử gắn với truyền thuyết Rùa Thần và cũng là một danh thắng nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội. Thông tin chính ấy được nêu ở phần sa pô của văn bản. b) Xem lại đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một di tích lịch sử để phân tích làm sáng tỏ văn bản trên là văn bản thông tin thuộc loại này. c) Theo văn bản, Hồ Gươm có những tên sau: - Hồ Lục Thuỷ với ý nghĩa: hồ nước xanh. - Hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm) hoặc Hồ Gươm. - Vào thời Trần, thuỷ quân thường tập trận ở hồ nên gọi là hồ Thuỷ Quân. - Đến cuối thế kỉ XVI, phía hồ trên gọi là hồ Tả Vọng (nhìn từ bên trái) và phía hồ dưới gọi là hồ Hữu Vọng (nhìn từ bên phải). Cuối thế kỉ XIX, chỉ còn lại hồ Tả Vọng, chính là Hồ Gươm ngày nay. d) Văn bản giúp em hiểu thêm về những di tích lịch sử ở Việt Nam là: Các di tích lịch sử ở Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như: thành Cổ Loa, đền Phù Đổng, Đền Hùng, Cố đô Hoa Lư, khu di tích Pác Bó.
|