Giải Bài tập đọc hiểu: Sông núi nước nam trang 8 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều

Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều

Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh xuất hiện bài Sông múi nước Nam: Bài thơ Sông núi nước Nam được ghi chép trong các sách như Lĩnh Nam chích quái (Lựa chọn những chuyện quái lạ ở Lĩnh Nam, cuối thế kỉ XIV), Việt điện u linh tập (Tập truyện về cõi u linh của đất Việt, 1329) và Đại Việt sử kí toàn thư, kể lại chuyện Lê Hoàn năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1076 đã sử dụng bài thơ trong các cuộc kháng chiến chống quân Tổng xâm lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) để khích lệ các tướng sĩ một lòng đánh giặc và cảnh báo sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Bài thơ vốn không có nhan đề và chưa rõ tác giả là ai. Sau này, một số sách ghi tên tác giả là Lý Thường Kiệt và đặt tên là Nam quốc sơn hà.

- Bài thơ được gọi là Thơ thân do truyền thuyết kể lại chuyện Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt cho người nấp vào đền thờ hai vị anh hùng chống ngoại xâm, đồng thời là hai vị thần sông Như Nguyệt là Trương Hống và Trương Hát để giả giọng thần đọc bài thơ Nam quốc sơn hà. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Thời trung đại, niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo còn rất mạnh, nên có thể tác giả bài thơ đã giấu tên để bài thơ khi được đọc trong đền thờ các vị thần sẽ trở nên linh thiêng, có tác dụng cổ vũ lớn và cảnh báo mạnh mẽ hơn. Bài thơ được đọc hùng hồn giữa đêm vắng, âm vang trên dòng sông lịch sử linh thiêng đã khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ Đại Việt, khiến quân thù run sợ mà tan rã. Trong các đền thờ Trương Hống, Trương Hát trên sông Cầu đều có thần tích ghi lại bài thơ này. Tác phẩm Nam quốc sơn hà trở nên linh thiêng và được coi như bài thơ của thần linh đất Việt hiển hiện cùng con cháu đánh giặc, giữ nước.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều

Bài Sông núi nước Nam được viết theo thể loại nào?

A. Thơ Nôm Đường luật tứ tuyệt

B. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

C. Thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán

D. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán

Phương pháp giải:

Chú ý thể thức, số câu, số chữ của bài thơ

Lời giải chi tiết:

C. Thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều

Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò như thế nào trong việc khẳng định điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 2 dòng thơ đầu và phân tích các từ ngữ

Lời giải chi tiết:

- Chủ quyền quốc gia đã được khẳng định qua hai dòng thơ đầu bài Sông núi nước Nam:

+ Khẳng định sông núi nước Nam là do hoàng đế nước Nam làm chủ: “Nam quốc”, “Nam đế”

+ Điều đó đã được ghi chép trên sách trời: "tiệt nhiên", "định phận", "thiên thư".

- Các từ ngữ "Nam quốc", "Nam đế", "tiệt nhiên", "định phận", "thiên thư" để làm rõ nội dung được thể hiện ở hai dòng thơ đầu:

+ Lãnh thổ nước Nam đã có chủ và là một quốc gia độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác.

+ Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm đó đã được trời đất quy định, chứng giám (người xưa quan niệm ông trời có quyền quyết định và quy định mọi việc ở trần gian và lãnh thổ của các quốc gia).

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều

Tìm những từ ngữ ở hai dòng thơ cuối thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta

Phương pháp giải:

Xác định nghĩa của các từ ngữ thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ ở hai dòng thơ cuối thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta:

- Tác giả bài thơ sử dụng từ "nghịch lỗ" (kẻ ngạo ngược) để chỉ quân xâm lược. "Ngạo ngược" ở đây là dám chống lại thiên mệnh (điều đã được trời quy định), dám xâm phạm một quốc gia có chủ quyền.

- Dùng từ để hỏi "Như hà" (cớ sao) để truy xét tội của kẻ xâm lược.

- "Lai xâm phạm": dám xâm phạm vào đất nước đã có chủ, đã được trời đất bảo trợ.

- Ở dòng thơ cuối, tác giả tiếp tục sử dụng những từ ngữ thể hiện sự cứng rắn và quyết tâm của cả dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược:

+ Gọi quân xâm lược là "nhữ đẳng" (chúng bay) một cách khinh bỉ.

+ "Hành khan thủ bại hư": hãy chờ xem nhất định (chúng bay) sẽ chuốc lấy sự bại vong.

=> Những lời lẽ đó thể hiện sức mạnh tinh thần và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của toàn dân tộc.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều

Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và nêu suy nghĩ

Lời giải chi tiết:

- Mối quan hệ giữa hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối của bài thơ: Hai dòng thơ đầu là cơ sở, nền tảng mang tính pháp lí, khách quan để khẳng định sức mạnh, niềm tin được thể hiện ở hai dòng sau. Mối quan hệ giữa hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối là mối quan hệ nhân quả.

- Có thể coi bài Sông núi nước Nam là "bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên" của nước ta bởi bài thơ hội tụ những lí lẽ khách quan khẳng định quyền độc lập dân tộc, quyền tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ và ý chí của cả một dân tộc quyết tâm bảo vệ những điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều

Em ấn tượng nhất với một hoặc hai dòng thơ nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Chọn một hoặc hai dòng thơ mà em tâm đắc và lí giải 

Lời giải chi tiết:

Hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định chân lý của độc lập, chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trong quan niệm đương thời, “đế” là đại diện cho dân cho nước, vì thế ý thơ cần được hiểu rộng sông núi của nước Nam là do người dân nước Nam ở. Chân lý này tưởng chừng là điều đơn giản, hiển nhiên nhưng nó đã được đánh đổi bằng bao mồ hôi, xương máu, nước mắt và cả sự hi sinh của cha ông ta. Chính vì thế Nam quốc là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng mà không một ai được phép xâm phạm tới. Câu thơ đầu tiên chính là lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc. Tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”, đó chính là cách để thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Xưa nay, các nước phương Bắc hay coi thường, miệt thị nước ta, xem Đại Việt ta là một nước chư hầu thuộc địa không phải là một quốc gia độc lập, vua ta chỉ là các vương hầu dưới quyền cai trị của chúng hằng năm phải nộp cống vật. Chỉ bằng cách gọi tên ấy, tác giả đã đưa nước Nam sánh ngang cùng các quốc gia khác, khẳng định nước ta là một nước độc lập, có lãnh thổ, chủ quyền riêng không chịu phụ thuộc bởi bất cứ thế lực nào, vua ta cũng là những bậc đế vương anh minh, tài giỏi không thua kém vua bất cứ nước các khác. Câu thơ không chỉ vang lên niềm tự hào, kiêu hãnh về dân tộc mà còn là lời cảnh tỉnh cho sự hống hách, ngông cuồng của bọn đế quốc phương Bắc. Chân lý của độc lập, chủ quyền của dân tộc không chỉ được minh chứng bằng lý lẽ thực tiễn mà còn được khẳng định bởi “thiên thư”. Hai chữ “tiệt nhiên” được thốt lên chắc nịch, mạnh mẽ, đanh thép mà không ai có thể lên tiếng phản bác. Sông núi nước Nam đã được định phận ở sách trời, có thần linh chứng giám cho nên điều đó là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Kẻ nào dám chống đối với ý đồ đặt gót chân dơ bẩn vào bờ cõi nước Nam cũng có nghĩa là đang đi ngược lại ý trời, kẻ đó ắt sẽ bị trừng phạt thích đáng. Câu thơ mang màu sắc thần linh khiến cho chân lí về độc lập, chủ quyền thêm phần thiêng liêng và có giá trị hơn.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close