Giải Bài tập tiếng Việt trang 47 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều

(Bài tập 1, SGK) Tìm trong sách giáo khoa (bộ sách Cánh Diều) một trường hợp chú thích nguồn của ý kiến được trích dẫn ở ngay sau ý kiến đó hoặc ở chân trang

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu 1 trang 47 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Bài tập 1, SGK) Tìm trong sách giáo khoa (bộ sách Cánh Diều) một trường hợp chú thích nguồn của ý kiến được trích dẫn ở ngay sau ý kiến đó hoặc ở chân trang

Phương pháp giải:

Dựa vào SGK, tìm trường hợp chú thích

Lời giải chi tiết:

Trong SGK Ngữ văn 9, tập 2 bộ Cánh diều trang 35 có trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu về cảm hứng chủ đạo, chú thích nguồn ý kiến được dẫn ở chân trang: “Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2005.”.

Câu 2

Trả lời câu 2 trang 47 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Bài tập 2, SGK) Tìm danh mục tài liệu tham khảo ở một quyển sách em đã đọc. Cho biết các tài liệu trong danh mục đó được sắp xếp theo thứ tự như thế nào.

Phương pháp giải:

Dựa vào danh mục tài liệu tham khảo ở một quyển sách bất kì, cho biết các tài liệu trong danh mục đó được sắp xếp theo thứ tự như thế nào.

Lời giải chi tiết:

- Tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh, Từ điển "Truyện Kiều", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974.

2. Lê Bảo, Bình văn lớp 9, NXB Giáo dục, 1994.

3. Lê Bảo, Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1997.

4. Nguyễn Sĩ Cần, Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam, NXB Giáo dục, 1984.

- Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, được bắt đầu bằng tiêu đề “Tài liệu tham khảo”, tiếp theo liệt kê tên tác giả, tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử…) được sắp xếp thứ tự Alphabet theo họ tác giả hoặc tên bài viết/ấn phẩm không có tác giả.

Câu 3

Trả lời câu 3 trang 47 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Sắp xếp các tài liệu dưới đây thành một danh mục tài liệu tham khảo:

Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục; Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục.

Phương pháp giải:

Dựa vào thứ tự đã chỉ ra ở Bài tập 2, sắp xếp tài liệu

Lời giải chi tiết:

1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục;

2. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;

3. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội;

4. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục.

Câu 4

Trả lời câu 4 trang 47 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) giới thiệu về câu đặc biệt, trong đó có trích dẫn cách định nghĩa về kiểu câu này trong SGK Ngữ văn 9, tập hai (bộ sách Cánh Diều) và chú thích nguồn ý kiến được trích dẫn.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về câu đặc biệt, chú ý trích dẫn cách định nghĩa về kiểu câu này.

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ là phương tiện trao đổi suy nghĩ, tình cảm giữa con người với con người, một thứ tiếng hay không chỉ thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp của xã hội mà còn là sự giàu đẹp trong cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt. Và tiếng Việt chính là một trong những ngôn ngữ được đánh giá cao, không chỉ phong phú trong thanh điệu, ngữ âm, tiếng Việt còn đa dạng bởi những cấu trúc câu góp phần thể hiện suy tư, cảm xúc  của con người một cách tinh tế và vô cùng khéo léo. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt ấy có thể nhắc đến "câu đặc biệt". Câu đặc biệt là câu không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu đặc biệt thường được dùng để xác định bối cảnh (thời gian, nơi chốn, tình huống…), sự có mặt của người, vật, hiện tượng, gọi đáp, biểu lộ cảm xúc hoặc sự đánh giá (trích trong SGK Ngữ văn 9, tập hai (bộ sách Cánh Diều)).

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close