Giải Bài tập đọc hiểu: Sống, hay không sống? trang 32 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều

Nhan đề Sống, hay không sống? liên quan đến nội dung nào của văn bản?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu 1 trang 32 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Nhan đề Sống, hay không sống? liên quan đến nội dung nào của văn bản?

A. Đoạn độc thoại bộc lộ tâm trạng dằn vặt của Ham-lét

B. Mâu thuẫn giữa Ham-lét và hoàng hậu – mẹ của Ham-lét

C. Ham-lét chất vấn Ô-phê-li-a về thế nào là đức hạnh

D. Ham-lét nghi ngờ âm mưu của Pô-lô-ni-út và nhà vua

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề và đưa ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 2

Trả lời câu 2 trang 33 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Đọc nội dung giới thiệu kịch Ham-lét ở mục 1. Chuẩn bị (SGK, trang 79) và nêu bối cảnh của đoạn trích Sống, hay không sống?

Phương pháp giải:

Dựa vào SGK/79 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn giới thiệu kịch Ham-lét ở mục 1. Chuẩn bị, có thể biết bối cảnh của đoạn trích Sống, hay không sống? như sau: Cha Ham-lét bị em trai mình là Clô-đi-út hãm hại, cướp ngôi vua và chiếm đoạt hoàng hậu. Hồn ma của cha hiện về báo cho Ham-lét biết sự thật. Ham-lét giả điên để chuẩn bị trả thù cho cha.

Câu 3

Trả lời câu 3 trang 33 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 3, SGK) Đoạn độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích Sống, hay không sống? thể hiện tâm trạng và thái độ gì? Những lời độc thoại ấy bộc lộ mâu thuẫn nào trong con người Ham-lét?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Sống, hay không sống? và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Đoạn độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích: “Sống, hay không sông – đó là vấn đề.” cho đến “xin nàng đừng quên những tội lỗi của ta.”.

- Toàn bộ đoạn độc thoại này diễn tả tâm trạng dằn vặt, đau khổ và đầy mâu thuẫn trong tâm hồn Ham-lét: “Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?”. HS chỉ ra các biểu hiện cụ thể của tâm trạng mâu thuẫn giữa buông bỏ (chết) và sống để hành động, trả thù trong đoạn độc thoại này. Đây cũng chính là mâu thuẫn, xung đột mang tính bi kịch rõ nhất trong văn bản.

Câu 4

Trả lời câu 4 trang 33 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 4, SGK) Xác định hai tuyến nhân vật đối lập trong đoạn trích. Nhận xét đặc điểm tính cách của hai tuyến nhân vật này.

Phương pháp giải:

Dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/ 78, đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

- Trong văn bản có hai tuyến nhân vật: tuyến nhân vật chính diện, tiêu biểu là Ham-lét; tuyến nhân vật phản diện, tiêu biểu là nhà vua, hoàng hậu và Pô-lô-ni-út.

- Nhận xét tính cách của nhân vật Ham-lét: Đó là một con người có ý chí và khát vọng mạnh mẽ, luôn trăn trở dằn vặt về ý nghĩa cuộc sống. Trong lòng chàng xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt: “Sống, hay không sống? Sống thế nào cho cao quý?”. Và chàng đã tìm ra câu trả lời: cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền.

- Về tuyến nhân vật phản diện: Đây là các nhân vật tiêu biểu cho cái ác, cái xấu.

+ Nhà vua là Clô-đi-út, chú ruột của Ham-lét, kẻ đã giết chết anh ruột (cha Ham-lét) để kế vị rồi chiếm đoạt mẹ Ham-lét, cũng là kẻ cuối cùng bị Ham-lét kết liễu trong cuộc đấu kiếm do ông ta bày ra hòng hãm hại chàng.

+ Hoàng hậu là mẹ Ham-lét, người đã lấy em trai của chồng là Clô-đi-út và tiếp tục làm hoàng hậu. Bà đã bị trúng độc chết do uống nhầm cốc rượu mà nhà vua chuẩn bị để giết Ham-lét khi đấu kiếm.

+ Pô-lô-ni-út, một nịnh thần, cha của Ô-phê-li-a (người yêu Ham-lét). Tên nịnh thần này đã bị Ham-lét đâm chết khi nghe lén cuộc nói chuyện của chàng với mẹ.

Câu 5

Trả lời câu 5 trang 33 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Đặc điểm bi kịch (đề tài, cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột) thể hiện qua đoạn trích Sống, hay không sống? như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/ 78, đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm bi kịch thể hiện qua đoạn trích là:

- Đề tài và cốt truyện: Viết về câu chuyện buồn, tâm trạng dằn vặt, đau đớn của nhân vật Ham-lét.

- Nhân vật: Đoạn trích đều gồm những nhân vật xuất thân từ cung đình (vua, hoàng hậu, thái tử,...). Đặc biệt là Ham-lét, nhân vật thể hiện cho những phẩm chất, năng lực vượt trội và có khát vọng lớn,...

- Kiểu xung đột: Kịch Ham-lét có cả hai kiểu xung đột đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn; nhưng ở đoạn trích Sống, hay không sống? chủ yếu thể hiện kiểu xung đột thứ hai: xung đột năm trong chính nhân vật. Đó là cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối trong nội tâm nhân vật.

Câu 6

Trả lời câu 6 trang 33 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Dẫn ra một vài chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích Sống, hay không sống? và nêu tác dụng của các chỉ dẫn ấy.

Phương pháp giải:

Dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/ 78, đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Chỉ dẫn : Nói với Ô-phê-li-a; nói với vua;…

- Tác dụng: Giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung các cử chỉ, hành động của các nhân vật một cách chân thực từ đó theo dõi và hiểu được nội dung toàn bộ vở kịch cũng như ý nghĩa của vở kịch.

Câu 7

Trả lời câu 7 trang 33 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Đoạn trích Hồi I, Cảnh 5 (trích kịch Ham-lét của Sếch-xpia) kể về chuyện cha Ham-lét (hồn ma) hiện về, báo cho chàng biết ông đã bị hãm hại thế nào. Em hãy đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

b) Theo đoạn trích, cha Ham-lét đã bị em trai mình hãm hại như thế nào?

c) Tính chất bi kịch của đoạn trích được thể hiện như thế nào?

d) Đoạn trích này làm rõ thêm nội dung gì cho văn bản Sống, hay không sống đã học ở Bài 9?

Phương pháp giải:

Dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/ 78, đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Nội dung chính của đoạn trích kể về việc hồn ma cha Ham-lét hiện về báo cho chàng biết người hãm hại mình chính là em trai ông, người đã cướp ngôi vua và chiếm đoạt hoàng hậu (mẹ Ham-lét).

b) Theo đoạn trích, cha Ham-lét đã bị em trai mình hãm hại bằng cách lấy thuốc độc đổ vào tai khi đang ngủ, sau đó loan tin giả là nhà vua bị rắn độc cắn.

c) Tính chất bi kịch của đoạn trích được thể hiện ở nội dung sự việc (em giết anh trai để chiếm ngôi vua, hoàng hậu) và mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn của các nhân vật (vua cha và Ham-lét).

d) Đoạn trích này làm rõ thêm cho văn bản Sống, hay không sống? đã học như sau: giúp người đọc hiểu thêm nhà vua (cha của Ham-lét) bị giết như thế nào và vì sao Ham-lét lại phẫn uất, đau khổ, phải giả điên để trả thù cho cha mình.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close