Giải Bài tập đọc hiểu: Làng trang 29 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều

Đọc mục 1, phần Kiến thức ngữ văn (SGK, trang 76 -77), hoàn thành sơ đồ sau để hiểu về nội dung và hình thức của văn bản văn học:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 29 SBT Văn 9 Cánh diều

Đọc mục 1, phần Kiến thức ngữ văn (SGK, trang 76 -77), hoàn thành sơ đồ sau để hiểu về nội dung và hình thức của văn bản văn học:

Phương pháp giải:

Đọc mục 1, phần Kiến thức ngữ văn (SGK, trang 76 - 77) và tự thực hiện.

Lời giải chi tiết:

VĂN BẢN VĂN HỌC

Nội dung

Hình thức

Mối quan hệ nội dung – hình thức

Là hiện thực cuộc sống được miêu tả, phản ánh trong văn bản từ cách nhìn nhận, suy nghĩ và lựa chọn của tác tác giả.

Các yếu tố: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo… 

Được thể hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, thông qua nhiều yếu tố gắn với đặc điểm của mỗi thể loại và kiểu văn bản.

Các yếu tố chung như: ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, bối cảnh, nhân vật, chi tiết, bút pháp miêu tả…

Các yếu tố gắn với đặc trưng thể loại: cái tôi, chủ thể trữ tình, vần, khổ, dòng thơ... gắn với thơ; lời thoại và các chỉ dẫn sân khấu gắn với văn bản kịch…

Là hai phương diện cơ bản không tách rời nhau của văn bản văn học.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 29 SBT Văn 9 Cánh diều

Các phát biểu dưới đây về hoạt động đọc hiểu văn bản văn học của người đọc là đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Chỉ cần đọc phần tóm tắt, không cần đọc toàn bộ văn bản

 

 

b) Nắm bắt các thông tin đã được tác giả thể hiện trong văn bản

 

 

c) Hình dung, tưởng tượng bức tranh đời sống được thể hiện trong văn bản

 

 

d) Kết nối thông tin trong văn bản với trải nghiệm cá nhân, với văn bản khác có liên quan và với hiện thực đời sống

 

 

e) Suy luận, phân tích, khám phá vẻ đẹp nội dung và hình thức của văn bản

 

 

g) Ý nghĩa của văn bản được cảm nhận giống nhau ở mọi người đọc

 

 

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học và phần Tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

a – Sai; b – Đúng; c – Đúng; d – Đúng; e – Đúng; g - Sai

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 30 SBT Văn 9 Cánh diều

Phương án nào nêu không đúng về bối cảnh tiếp nhận?

A. Hoàn cảnh về không gian, thời gian, tâm thế,... của nhà văn khi sáng tạo tác phẩm

B. Hoàn cảnh về không gian, thời gian, tâm thế của người đọc khi đọc văn bản 

C. Hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của thời đại khi hoạt động đọc diễn ra

D. Một trong những yếu tố mà người đọc sử dụng để suy luận, phát hiện ý nghĩa của văn bản

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học và phần Tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 30 SBT Văn 9 Cánh diều

Người kể chuyện trong truyện ngắn Làng là ai?

A. Người kể chuyện ngôi thứ nhất – ông Hai

B. Người kể chuyện ngôi thứ nhất – bà Hai

C. Người kể chuyện ngôi thứ ba – bà chủ nhà 

D. Người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết về người kể, lời kể

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 30 SBT Văn 9 Cánh diều

Đọc một số chi tiết dưới đây về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy...”

(2) “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.”

(3) “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?”

(4) “Một đám đông xúm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.”

(5) “Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.”

 (6) “Chợt ông lão lặng hẳn đi, tay chân nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được... [...] Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài...”

(7) “Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?...”

(8) “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu.”

(9) “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” 

(10) “Tây nó đốt nhà tôi rồi, bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.”

(11) “Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. [...] Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.”

(12) “Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu, và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa mới dự trận đánh giặc ấy xong thật...”

a) Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng của ông Hai ngay khi nghe tin làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”?

b) Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng của ông Hai khi về đến nhà?

c) Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng ông Hai trong suốt mấy ngày sau khi biết tin làng mình đã theo giặc?

d) Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng của ông Hai khi đã tìm hiểu được chính xác thông tin về làng Chợ Dầu?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ các yếu tố để trả lời

Lời giải chi tiết:

a - (5), (11); b - (3), (6), (8); c - (2), (4), (7), (9); d - (1), (10), (12).

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 31 SBT Văn 9 Cánh diều

Phương án nào dưới đây là lời dẫn gián tiếp?

A. “Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ, con nhỉ.”

B. “Tây nó đốt nhà tôi rồi, bác ạ. Đốt nhẵn.”

C. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”

D. “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về lời dẫn gián tiếp

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 32 SBT Văn 9 Cánh diều

Phương án nào dưới đây là lời độc thoại của nhân vật ông Hai?

A. “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...”

B. “Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...”

C. “Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ.”

D, “Hà, nắng gớm, về nào...”

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về lời độc thoại

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 32 SBT Văn 9 Cánh diều

Tình huống của truyện ngắn Làng là gì?

A. Ở nơi tản cư, ông Hai lo lắng vì nghe tin có lệnh đuổi hết những người làng Chợ Dầu, không cho ở nữa

B. Ở nơi tản cư, nghe tin làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”, ông Hai tâm sự, bày tỏ tấm lòng với làng, với nước cùng đứa con trai

C. Ở nơi tản cư, ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây” từ những người dưới xuôi mới lên

D. Ở nơi tản cư, nghe tin làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”, ông Hai vội và trở về làng để tìm hiểu thông tin

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản truyện, xác định tình huống

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 9

Trả lời Câu hỏi 9 trang 32 SBT Văn 9 Cánh diều

Hãy chỉ ra tác dụng của tình huống trong việc khắc hoạ nhân vật và chủ đề của tác phẩm

Phương pháp giải:

Gợi ý: Tình huống truyện giúp khắc hoạ nhân vật ông Hai và các nhân vật khác như thế nào? Tình huống truyện có vai trò gì trong diễn biển của các sự việc trong truyện? Tình huống truyện góp phần bộc lộ chủ đề của truyện ra sao?

Lời giải chi tiết:

- Tình huống truyện đặt nhân vật ông Hai vào một bối cảnh gay cấn, một tình thế xung đột nội tâm, tạo cơ hội để nhân vật ông Hai bộc lộ toàn bộ diễn biến tâm lí phức tạp, đan xen nhiều trạng thái. Qua đó, tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật được khắc hoạ cụ thể, sinh động, chân thực, ấn tượng, sâu sắc. Như vậy, tình huống truyện chủ yếu được khai thác dưới góc độ tâm lí.

- Tình huống truyện cũng giúp các nhân vật khác như: những người dân tản cư, bà Hai, bà chủ nhà, bác Thứ, những đứa con của ông Hai, những người dân ở vùng tản cư và các vùng khác nói chung (qua lời của bà chủ nhà, bà Hai) thể hiện thái độ, tình cảm, cách ứng xử trước sự việc mà “căn cứ”, “thước đo” của sự ứng xử đó đều dựa trên tình yêu nước trong bối cảnh thời chiến: trung thành, hết lòng với kháng chiến là bạn; theo Tây, lập tề, Việt gian là thù.

- Tình huống truyện thúc đẩy diễn biến của các sự việc trong cốt truyện, sự việc này kéo theo sự việc khác, đưa cốt truyện lên đến đỉnh điểm, được “cởi nút", giải quyết, thông tin sai lạc được cải chính, ông Hai và tất cả mọi người đều vui mừng, đì làng quê của ông đã bị giặc tần phá hết cả nhưng điều quan trọng là làng ông vẫn kiên cưởng, một lòng một dạ thuỷ chung với cách mạng.

=> Như vậy, tình huông truyện có vai trò rất quan trọng trong truyện ngắn. Nó là một “khoảnh khác" đặc biệt được nhà văn phát hiện để qua đó phát triển cốt truyện, khắc hoạ nhân vật, khám phá đời sống, bộc lộ chủ để của tác phẩm. Tinh huống trong truyện ngăn này tựa như một “phép thử" mà kinh qua nó với tất cả các cung bậc cảm xúc, nhân vật ông Hai và các nhân vật khác đã bộc lộ tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Đây cũng là chủ để mà nhà văn Kim Lân muốn khẳng định.

Câu 10

Trả lời Câu hỏi 10 trang 32 SBT Văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 4, SGK) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện? Hãy nêu và làm rõ nhận xét của em về ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện.

Phương pháp giải:

Nêu những nhận xét về ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện và đưa ra lí giải phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện thể hiện rõ màu sắc khẩu ngữ, chất phác, sinh động, cá tính:

+ Sử dụng có chọn lọc khẩu ngữ: “lúa má", “chả cấy thì lấy gì mà ăn”, “chân ruộng", “thì vưỡn", "Việt gian”, “chơi sậm chơi sụi”, “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm”, “cha mẹ tiên sư nhà chúng nó"…

+ Ngôn ngữ được cá thể hoa rõ nét: lời của người đi tản cư, lời của ông lão, lời của mụ chủ nhà tuy đều là ngôn ngữ của người nông dân nhưng hiện ra khác nhau, thể hiện tính cách của mỗi người, ...

Câu 11

Trả lời Câu hỏi 11 trang 32 SBT Văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, tại sao nhà văn đặt tên cho tác phẩm là Làng mà không phải là Làng Chợ Dầu?

Phương pháp giải:

So sánh nghĩa của từ “làng” (khái quát, mọi ngôi làng trên dải đất quê hương nói chung như một mảnh hồn sâu đậm trong trái tim của mỗi người dân đất Việt) và cụm từ “làng Chợ Dầu” (tên một ngôi làng cụ thể của nhân vật ông Hai); dựa vào chủ đề, thông điệp của truyện

Lời giải chi tiết:

Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu là “Làng Chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close