Giải Bài tập Nói và nghe trang 23 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuĐể nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ, em cần chú ý những gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 23 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ, em cần chú ý những gì? Phương pháp giải: Dựa vào Kiến thức SGK/51 để đưa ra câu trả lời. Lời giải chi tiết: Để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ, em cần chú ý: - Đọc kĩ bài thơ tám chữ mà người nói đề cập. - Tập trung lắng nghe ý kiến của người nói để: + Xác định được ý kiến mà người nói đưa ra về bài thơ tám chữ ấy. + Xác định được các lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến của mình về bài thơ tám chữ đã nêu. - Dựa vào những hiểu biết về đặc điểm thơ tám chữ và bài thơ được giới thiệu để xác định tính đúng đắn, chính xác, phù hợp,… của những lí lẽ và bằng chứng mà người nói đưa ra. Có thể trao đổi, thảo luận trong nhóm để củng cố quan điểm của bản thân. - Tôn trọng ý kiến của người nói, đồng thời bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình của bản thân một cách thích hợp. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 23 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Nghe và nhận biết tính thuyết phục trong ý kiến phát biểu của một bạn về đề tài sau: Khổ thơ đầu của bài Chiều xuân (Anh Thơ) có nhiều hình ảnh thơ gần gũi với bài thơ sau của Nguyễn Trãi: BẾN ĐÒ XUÂN ĐẦU TRẠI (Trại đầu xuân độ) Phiên âm: Độ đầu xuân thảo lục như yên, Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên. Dã kính hoang lương hành khách thiểu, Cô châu trấn nhật các sa miên. Dịch nghĩa: Đầu bến cỏ xuân xanh lục như khói (như mây), Lại thêm trời mưa xuân nước vỗ ngang trời. Đường ngoài nội vắng teo ít người đi, Thuyền mồ côi suốt ngày gác đầu lên bãi mà ngủ. Dịch thơ: Cỏ xuân đầu bến biếc như mây, Thêm lại mưa xuân trời nước đầy. Đường nội vắng teo hành khách ít Thuyền côi gác bãi ngủ thâu ngày. (Nguyễn Trãi, Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976) Phương pháp giải: Dựa vào Kiến thức SGK/51, đưa ra những ý cần có trong bài phát biểu, nghe và nhận xét. Lời giải chi tiết: a) Chuẩn bị - Sau khi nghe một bạn phát biểu ý kiến, xác định nội dung nghe và chỉ ra tính thuyết phục của nội dung đó (ý kiến và những bằng chứng, cách thức để làm sáng tỏ ý kiến). - Đối tượng tham gia nghe và chuẩn bị bài nói để chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến đã nghe. - Chuẩn bị cho bài nói chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến: Khổ thơ đầu của bài Chiều xuân (Anh Thơ) có nhiều hình ảnh thơ gần gũi với bài thơ Bến đò xuân đầu trại của Nguyễn Trãi. b) Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý cho bài nói chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: + Người nói đã nêu ra đặc điểm gì về những hình ảnh thơ giữa bài Chiều xuân và Bến đò xuân đầu trại. + Người nói có đưa ra được những bằng chứng cụ thể từ bài thơ để làm những hình ảnh thơ đó không? Những bằng chứng đó có chính xác và đầy đủ không? Nếu không, cần điều chỉnh và bổ sung những gì? + Người nói có nêu ra những tác dụng cụ thể về đặc điểm nghệ thuật đó của hai bài thơ không? Những tác dụng đó có hợp lí không? Nếu không, cần sửa lại như thế nào? + Thái độ của người nói và các phương tiện hỗ trợ được sử dụng có phù hợp không? Nếu không, cần điều chỉnh những gì? - Trên cơ sở tìm ý, lập dàn ý cho bài nói chỉ ra sự thuyết phục của bài phát biểu về đề tài: Khổ thơ đầu của bài Chiều xuân (Anh Thơ) có nhiều hình ảnh thơ gần gũi với bài thơ Bến đò xuân đầu trại của Nguyễn Trãi. c) Nghe và nhận xét Để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ, em cần chú ý: - Đọc kĩ bài thơ tám chữ mà người nói đề cập. - Tập trung lắng nghe ý kiến của người nói để: + Xác định được ý kiến mà người nói đưa ra về bài thơ tám chữ ấy. + Xác định được các lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến của mình về bài thơ tám chữ đã nêu. - Dựa vào những hiểu biết về đặc điểm thơ tám chữ và bài thơ được giới thiệu để xác định tính đúng đắn, chính xác, phù hợp,… của những lí lẽ và bằng chứng mà người nói đưa ra. Có thể trao đổi, thảo luận trong nhóm để củng cố quan điểm của bản thân. - Tôn trọng ý kiến của người nói, đồng thời bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình của bản thân một cách thích hợp. d) Kiểm tra và chỉnh sửa
|