Giải Bài tập đọc hiểu: Ông lão bên chiếc cầu trang 32 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuPhương án nào nêu không đúng về bối cảnh của truyện?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 32 SBT Văn 9 Cánh diều Phương án nào nêu không đúng về bối cảnh của truyện? A. Câu chuyện xảy ra vào ngày Chủ nhật Phục sinh B. Câu chuyện xảy ra tại thành phố Bác-xê-lô-na (Barcelona) của Tây Ban Nha C. Câu chuyện xảy ra tại chiếc cầu phà bắc qua sông E-brô (Ebro), nối giữa thị trấn Xan Các-lốt (San Carlos) và Tô-rơ-tô-sa (Tortosa) D. Câu chuyện xảy ra trong giai đoạn cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, quân phát xít đang tiến về E-brô Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung truyện Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều Truyện được kể bởi ai? A. Nhân vật “tôi” – người có nhiệm vụ băng qua cầu, thăm dò đầu cầu bên kia và tìm xem bước tiến của quân địch B. Nhân vật ông lão – người phải rời bỏ thị trấn Xan Các-lốt quê hương để đi tản cư, tránh bom đạn chiến tranh C. Người kể chuyện ngôi thứ ba – người chứng kiến và kể lại câu chuyện về nhân vật ông lão D. Ngôi kể thứ nhất – một người lính trong đội quân phát xít đang tiến về E-brô Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện, chú ý lời người kể chuyện Lời giải chi tiết: Đáp án A Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều Thông tin nào dưới đây nêu không đúng về nhân vật ông lão? A. Là người chăn nuôi gia súc, người cuối cùng rời khỏi quê hương để tránh pháo kích B. Mặc bộ đồ bẩn màu đen, khuôn mặt xám bẩn, mang đôi kính gọng thép C. 76 tuổi, quê hương của lão là thị trấn Xan Các-lốt D. Tìm đến gia đình người thân ở thành phố Bác-xê-lô-na để tránh đạn pháo của quân thù Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết về nhân vật ông lão Lời giải chi tiết: Đáp án D Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều Theo văn bản, mối quan tâm của nhân vật ông lão là gì? A. Một phương tiện giúp lão vượt qua vùng có chiến sự nhanh nhất B. Một đảng phái chính trị có khả năng tìm kiếm giải pháp hoà bình, chấm dứt chiến tranh C. Sự an toàn cho bản thân và gia đình D. Sự an toàn của những con vật mà lão đã chăm sóc Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án D Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều Theo văn bản, niềm may mắn của ông lão là gì? A. Bầu trời u ám nên máy bay phát xít không hoạt động được và giống mèo có thể tự xoay xở B. Ông lão đã kịp ra khỏi vùng có chiến sự và đến nơi trú ẩn mới an toàn C. Tất cả các con vật của ông lão đã được thả ra và chúng có thể thoát khỏi vùng chiến sự D. Ông lão đã tìm được một chiếc xe để đi nhờ về hướng Tô-rơ-tô-sa Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, chú ý chi tiết về niềm may mắn của ông lão Lời giải chi tiết: Đáp án A Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều Phương án nào là lời độc thoại của nhân vật ông lão? A. “Ừ, chắc chắn chúng sẽ bay. Nhưng còn những con khác.” B. “Tôi phải trông nom chúng. Tôi chỉ quan tâm đến mấy con vật.” C. “Ừ. Bởi vì pháo. Đại uý bảo tôi phải rời đi bởi vì pháo.” D. “Nhiều loài. Tôi phải để chúng lại.” Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về lời độc thoại để trả lời Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 7 Trả lời Câu hỏi 7 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 2, SGK) Nhân vật ông lão được khắc họa như thế nào trong văn bản? Em dự đoán điều gì sẽ đến với ông? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để tìm các chi tiết về nhân vật ông lão Lời giải chi tiết: - Nhân vật ông lão được thể hiện trong văn bản: + Mặc bộ đồ rất bẩn, màu đen, đeo đôi kính gọng thép, khuôn mặt xám bần (chi tiết này xuất hiện hai lần). + Ngồi bên lề đường, vẫn ngồi đấy, không nhúc nhích (chi tiết này được nhắc lại bốn lần trong truyện: “ông lão vẫn ngồi đấy, không nhúc nhích" ("tôi" quan sát thấy điều này khi bắt đầu qua cầu, đi sang phía bên kia để thực hiện nhiệm vụ); “ông lão vẫn ngồi đó” ("tôi" kể lại điều này khi đã băng qua bên câu, thu xếp mọi thứ và quay trở lại); "Ông lão vẫn ngồi đấy” (chi tiết này trở lại khi "tôi" đã trò chuyện với ông lão); “lão đáp và co chân gượng đứng dậy, lảo đảo rồi ngồi bệt trở lại trên con đường đầy bụi” (chi tiết xuất hiện ở phần cuối tác phẩm, sau khi nhân vật “tôi” cố giục lão hãy “đứng dậy và đi ngay” kẻo quân phát xít sẽ đến). + 76 tuổi, quê ở Xan Các-lốt, nuôi gia súc, không có người thân (“chỉ sống với mấy con vật mà tôi mới kể”). Đàn gia súc của lão có ba loại cả thảy: hai con dê, một con mèo, bốn cặp chim bồ câu. + Phải rời bỏ quê hương vì pháo kích, là người cuối cùng rời thị trấn Xan Các-lốt, đã đi được 12 ki-lô-mét. Và ông lão nghĩ mình chẳng nên đi nữa; không có ai quen ở Bác-xê-lô-na (là nơi có thể đi đến để tránh bọn phát xít). + Lo lắng cho sự sống của các con vật nuôi đã bị bỏ lại ("Tôi phải để chúng lại"), lão đã thả chúng nhưng vẫn lo lắng (“Con mèo, dĩ nhiên, sẽ tự xoay xở được. Giống mèo có thể tự kiếm ăn lấy. Nhưng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với các con vật khác” - chi tiết về mối quan tâm, lo lắng cho các con vật của nhân vật ông lão được được lặp lại bốn lần). + Các chi tiết về nhân vật ông lão được thể hiện qua sự quan sát và kể lại của người kể chuyện (chi tiết về ngoại hình, hành động), còn lại chủ yếu được thể hiện qua lời đối thoại với nhân vật “tôi", và qua một lời độc thoại (“Tôi phải trông nom chúng. Tôi chỉ quan tâm đến mấy con vật."). - Qua các chi tiết này, có thể thấy ông lão là một con người bình thường, vô tội, trung lập, không thuộc bất cứ phe phái nào trong cuộc chiến, rốt cuộc đã trở thành một nạn nhân bị nghiến nát bởi sự tàn bạo, huỷ diệt của chiến tranh. + Chiến tranh đã bứt tung ông lão ra khỏi mái nhà, gia đình, quê hương yêu dấu (chú ý chi tiết lão mim cười, hãnh điện khi được hỏi đến từ đâu trong lời kể của nười kể chuyện, chi tiết lão nói mình buộc phải rời đi vì pháo kích, lão là người mối cùng rời thị trần. Phía trước lão là Bác-xê-lô-na, một vùng đất hoàn toàn xa lạ đối với lão) + Chiến tranh đã bứt tung lão ra khỏi những con vật mà lão chăm sóc và yêu thương, coi chúng như gia đình để chăm chút. Lão có một con mèo, hai con dê, hôn cặp chím bô cầu. Và lão buộc phải bỏ chúng lại, thả chúng đi để chúng tự lo vì nháo kích, vì chính lão cũng không lo được cho bản thân mình. Nhưng lão vẫn luôn lo lắng khôn nguôi về chúng. Trong suốt 12 ki-lô-mét để tiến về chiếc cầu bắc qua sông E-brô, vượt qua vùng sẽ có chiến sự để tìm đến chốn an toàn hơn, có lẽ chân lão bước về phía trước nhưng cá tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ thì đặt trọn vẹn ở phía sau. Lão dường như không quan tâm đến bối cảnh xung quanh, không quan tâm đến chuyện quân giặc có thế xuất hiện. Lão chi quan tâm đến những con vật của mình, lo lắng liệu chúng có tự xoay xở được để tồn tại khi không có lão và khi pháo kích giặc tấn công hay không. Lão chỉ được an tâm đôi phần khi “tôi” an ủi rằng: Con mèo tự xoay xở được, những con chim bồ câu thì sẽ bay đi. Những chi tiết này trở đi trở lại nhiều lần chứng tỏ lão rất yêu quê hương, yêu loài vật. Chính trị với lão là xa lạ. Nhưng rốt cuộc lão vẫn trở thành nạn nhân của bão tố chiến tranh. + Chiến tranh đã vắt kiệt sức lực tuổi già của lão. Đó là lí do lão không thể đi tiếp sau 12 ki-lô-mét đã vượt qua, lão ngồi yên lặng mãi bên cây cầu. Khi được thúc giục, lão “mệt mỏi", “co chân gượng đứng dậy, lào đảo rồi ngồi bệt trở lại bên con đường đầy bụi". + Chiến tranh vắt kiệt cả ý chí, ý nghĩa cuộc sống của lão. Lão mệt mỏi về thể chất, không thể đi tiếp đã đành. Nhưng dường như lão cũng không muốn đi tiếp nữa, bị “mắc kẹt” bên chiếc cầu. Bờ kia là quê hương giờ đã bị đe dọa bởi pháo kích và tan hoang vì chạy giặc. Bờ này hướng về chốn xa lạ, chẳng biết đi đâu và đi đến chỗ nào, chẳng có ai, chẳng có cái gì phía trước để chờ đợi. Cho nên, dẫu được gợi ý đi nhờ xe tải, lão dường như cũng không mấy quan tâm (ngoài mối quan tâm đến mấy con vật thì đã ở phía bên kia cây cầu). Không quan tâm đến sống chết, không cố gắng để đi tiếp, không thấy ý nghĩa nào ở phía trước con đường. + Màu sắc của bức tranh gắn với nhân vật ông lão là màu xám. Xám của bầu trời u ám như sà xuống thấp, nặng nề và u ám, ngột ngạt, bức bối. Xám của mặt người xạm lại, của quần áo, trang phục cáu bẩn. Xám của những đám bụi đất ngập đến mắt cá chân của đám người và xe đi chạy loạn. Màu xám của tuổi già, của lạnh lẽo, của chết chóc, của chiến tranh bủa vây quanh lão. - Kết cục của lão là cái chết dù câu chuyện dừng lại ở chi tiết về “niềm may mắn” của ông lão. May mắn không xuất hiện mỗi ngày. Lão đã già, đã yếu Lào không thể đi tiếp. Lão dường như cũng không có ý muốn đi tiêp. Máy bay sẽ cất cánh khi trời quang mây sáng. Chiếc cầu bên dòng sông E-brô chắc sẽ là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời ông lão. Một câu chuyện về chiến tranh không miêu tả trực tiếp bom đạn, máu đổ, chết chóc, không có những người anh hùng. Chi có sự hiện diện của người cầm súng (người lính) và người dân bình thường, một ông lão già nua, mệt mỏi, héo hắt bên một cây cầu thời chiến và luôn day dứt nghĩ về sự tổn tại của những con vật giữa bối cảnh chiến tranh. Tuy nhiên, tiếng nói phản chiến bật lên từ các hình tượng, hình ảnh, chi tiết, ... có sức tác động thật sâu sắc. Câu 8 Trả lời Câu hỏi 8 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 3, SGK) Chi tiết về ngày “Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn” của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Đây là những chi tiết tạo ra sắc thái mỉa mai cho tác phẩm. Ngày “Chủ nhật Phục sinh” là ngày lễ kỉ niệm Chúa Giê-su (Jesus) sống lại từ cõi chết. Nhưng trong câu chuyện này sẽ chẳng có ai sống lại từ cõi chết cả. Chỉ có ám ảnh về những cái chết sẽ xuất hiện, quân đội phát xít vẫn đang tiến về E-brô, khi trời quang đãng, máy bay sẽ hoạt động trở lại và bọn phát xít sẽ trút đạn pháo. Thời điểm mong đợi lễ Phục sinh, chào đón sự tái sinh đã trở thành thời điểm của cái chết và sự huỷ diệt do chiến tranh. “Niềm may mắn” của ông lão cũng là một chi tiết gợi sự trớ trêu. Ông lão thấy may mắn là vì giống mèo có thể tự xoay xở. Nhưng còn những con dê thi sao? Và bản thân ông lão? Và còn con người thì sao nữa? - Qua các chi tiết mang màu sắc tương phản đó, tác giả thể hiện tiếng nói phản chiến, cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh đối với những con người vô tội. Câu 9 Trả lời Câu hỏi 9 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra và phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật của truyện (hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm,...). Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để trả lời Lời giải chi tiết: Các hình ảnh biểu tượng: + Nhân vật ông lão là biểu tượng cho những nạn nhân bé nhỏ, vô tội của chiến tranh. + Những con chim bồ câu: có sự thay đổi tinh tế trong cách dùng từ ngữ của tác giả trong nguyên tác. Ở phần giữa văn bản, tác giả dùng từ Pigeon (nghĩa là chim bồ câu nhà, thường màu đen hoặc xám), ở phần cuối của tác phẩm, tác giả dùng từ Doves (bồ câu hoang dã trong tự nhiên, màu trắng, là biểu tượng của hoà bình). Chim bồ câu đã bay đi gợi liên tưởng: Trong một môi trường đạn pháo chiến tranh như vậy, biểu tượng hoà bình này không có chỗ đứng, nó buộc phải “bay” đi hoặc chấp nhận đối mặt với cái chết. Hoà bình đã bay mắt, còn lại chi là chiến tranh và chết chóc + Con mèo tự xoay xở được gợi liên tưởng đến những con người bé nhỏ, những người đàn ông, đàn bà, trẻ con, dân thường ... có thể tự xoay xở, tị nạn để thoát khỏi đạn pháo của chiến tranh. + Con dê xưa nay được xem là vật hiến tế, hi sinh, gợi liên tưởng đn số phận của ông lão và nhiều người dân vô tội khác đã hoặc sẽ bị nghiền nát bởi chiến tranh, ... - Truyện sử dụng ngôn ngữ đối thoại hầu như trong toàn bộ phần thứ hai. Người già, phụ nữ, trẻ em là những nạn nhân yếu thế nhất trong chiến tranh hay trong bất cứ những tình huống nghịch cảnh ngoài tầm kiểm soát. Họ không có "tiếng nói", hiểu theo nghĩa họ rất bé nhỏ, chỉ là những hạt bụi, không ai quan tâm đến số phận, mong ước, nỗi niềm của họ. Nhưng cuộc đối thoại của người lính với ông lão bên chiếc cầu đã tạo cho nhân vật ông lão được cất lên “tiếng nói", được nói ra những nỗi niềm đau đáu trong lòng của những người bé nhỏ như ông, và để nhắc nhở chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói ấy giữa những gầm gào của đạn pháo chiến tranh. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện cho phép nhân vật tự bộc lộ nhiều hơn là được kể lại bởi người kể chuyện, do đó để cho chi tiết tự nói lên nhiều hơn là được dẫn dắt bởi quan điểm, thái độ, “định hướng” của người kể chuyện. Điều này tạo ra sự hàm súc cho thông điệp nghệ thuật trong tác phẩm. - Tác giá cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở những câu nói cuối cùng của ông lão trong tác phẩm. Hình thức bên ngoài là đối thoại nhưng chính người kể chuyện cho chúng ta biết lời nói buồn bã ấy không hướng tới anh ta mà hướng vào bán thần ông lão. Điều này cho thấy ông lão luôn đau đáu nỗi lo lắng dành cho những con vật nuôi của mình, ký ức, tình cảm và cuộc sống của ông dành trọn ở phía bờ kia của cây cầu - vùng Xan Các-lốt, quê hương của ông. Câu 10 Trả lời Câu hỏi 10 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều (Câu hỏi 5, SGK) Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong tác phẩm có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để lí giải Lời giải chi tiết: Nhà văn không đặt tên cho nhân vật ông lão. Nhà văn cũng chủ ý xoá nhoà, làm mờ những yếu tố khác (không có tên cây cầu, không có tên người lính - người kể chuyện đang trò chuyện cùng ông lão). Phải chăng với cách xây dựng nhân vật như vậy tác giả muốn người đọc nghĩ đến vô vàn những “hạt bụi” khác, những con người bình thường, những nạn nhân vô tội khác trong chiến tranh mà nhân vật ông lão bên chiếc cầu chỉ là một trong số đó? Điều này tạo ra sức khái quát và hàm súc cho thông điệp của tác phẩm.
|