Phân biệt dấu và giấu

Cả dấu giấu đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

Dấu:

  • (danh từ) Vết để lại của một vật không còn (dấu vết)

  • (danh từ) Hình hay vật để làm kí hiệu, ghi nhớ (đánh dấu)

  • (danh từ) Vật nhỏ bằng gỗ, bằng đồng có khắc chữ để in ra làm tin (con dấu, đóng dấu)

  • (danh từ) Kí hiệu của hệ thống chữ để phân biệt các thanh khác nhau (dấu huyền, dấu sắc)

  • (danh từ) Kí hiệu để chỉ ra phép tính (dấu cộng, dấu trừ)

Giấu: (động từ) Để vào nơi kín đáo nhằm cho người khác không thể nhìn thấy (cất giấu)


Đặt câu với các từ:

  • Mẹ của Thánh Gióng đã ướm chân mình vào một dấu chân ở vườn, từ đó có thai và sinh ra Thánh Gióng.

  • Em hãy đánh dấu vào các bài tập mà em đã làm được.

  • Giám đốc đã đóng dấu phê duyệt cho kế hoạch của tuần tới.

  • Hệ thống chữ quốc ngữ Việt Nam có 5 dấu thanh. 

  • Để thực hiện được phép tính, em cần phải sử dụng các dấu cộng, trừ, nhân, chia. 

  • Học sinh không nên giấu dốt. 

  • Cách dùng dành và giành

    Cả dành và giành đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng xăm và săm

    Cả xăm và săm đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng xẻ và sẻ

    Cả xẻ và sẻ đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng xấu và sấu

    Cả xấu và sấu đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng khai sinh và sinh trưởng

    Cả khai sinh và sinh trưởng đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

close