Bài tập cuối tuần Toán 3 tuần 35 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Tải về

Bài tập cuối tuần 35 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với các dạng bài tập giúp các em ôn lại kiến thức đã học trong tuần

Đề bài

Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng

a) Có 9kg gạo nếp. Số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp 27kg. Hỏi số gạo tẻ gấp mấy lần số gạo nếp?
A. 2 lần                                B. 3 lần                            C. 4 lần 

b) Tổng hai số là 3784. Nếu thêm vào số hạng thứ nhất 120 và bớt ở số hạng thứ hai đi 150 thì tổng hai số lúc này là bao nhiêu?

A. 3754                                B. 3764                            C. 3814

Bài 2. Tìm \(x\):

a) 750 – \(x\)× 5 = 540                                  b) \(x\) + 175 + \(x\) = 225.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 3. Viết biểu thức và tính giá trị biểu thức.

a) Lấy hiệu của 14784 và 9675 chia cho 3

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Lấy tổng của 12407 và 9563 chia cho thương của 15 và 3

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Lấy tích của 12374 và 3 rồi chia cho hiệu của 17 và 15

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 4. Một cửa hàng có 108 hộp mứt. Buổi sáng bán được \(\dfrac{1}{3}\) số hộp mứt, buổi chiều bán được \(\dfrac{1}{4}\) số hộp mứt. Hỏi cả sáng và chiều bán được bao nhiêu hộp mứt?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 5. Hiệu của hai số bằng 4784. Nếu số bị trừ giảm đi 15 đơn vị, thêm vào số trừ 5 đơn vị thì hiệu hai số lúc này là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Phương pháp:

a) - Tính số gạo tẻ ta lấy số gạo nếp cộng với 27kg.

- Muốn tìm số gạo tẻ gấp mấy lần số gạo nếp ta lấy số gạo tẻ chia cho số gạo nếp.

b) Nếu thêm vào số hạng thứ nhất 120 thì tổng hai số thêm 120 đơn vị.

Nếu bớt ở số hạng thứ hai đi 150 thì tổng hai số bớt đi 150 đơn vị.

Từ đó tìm được tổng mới của hai số đó.

Cách giải:

a)

Có số ki-lô-gam gạo nếp là:

9 + 27 = 36 (kg)

Số gạo tẻ gấp số gạo nếp số lần là:

36 : 9 = 4 (lần)

Đáp số: 4 lần

Chọn C.

b) Nếu thêm vào số hạng thứ nhất 120 thì tổng hai số thêm 120 đơn vị.

Nếu bớt ở số hạng thứ hai đi 150 thì tổng hai số bớt đi 150 đơn vị.

Tổng của hai số lúc này là:

                   3784 + 120 – 150 = 3754.

Chọn A.

Bài 2.

Phương pháp:

a) - Tính \(x\) × 5 trước bằng cách lấy 750 trừ đi 540.

- Tìm \(x\): \(x\) là thừa số chưa biết, muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

b) - Viết \(x\) + \(x\) thành dạng \(x\) × 2.

- Tính \(x\) × 2 trước bằng cách lấy 225 trừ đi 175.

- Tìm \(x\): \(x\) là thừa số chưa biết, muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Cách giải:

a) 750 – \(x\) × 5 = 540

               \(x\) × 5 = 750 – 540

               \(x\) × 5 = 210

                      \(x\) = 210 : 5

                     \(x\) = 42

b) \(x\) + 175 + \(x\) = 225

    \(x\) + \(x\) + 175 = 225

    \(x\) × 2 + 175 = 225

              \(x\) × 2 = 225 – 175

              \(x\) × 2 = 50

                    \(x\) = 50 : 2

                    \(x\) = 25

Bài 3.

Phương pháp:

* Đọc kĩ các câu để viết biểu thức tương ứng.

* Tính giá trị biểu thức theo các quy tắc:

- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia thì thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.

Cách giải:

a) Lấy hiệu của 14784 và 9675 chia cho 3.

    (14784 – 9675) : 3

    = 5109 : 3

    = 1703

b) Lấy tổng của 12407 và 9563 chia cho thương của 15 và 3.

    (12407 + 9563) : (15 : 3)

    =  21970 : 5

    = 4394

c) Lấy tích 12374 và 3 rồi chia cho hiệu của 17 và 15.

   (12374 × 3) : (17 – 15)

   = 37122 : 2

   = 18561

Bài 4.

Phương pháp:

- Tính số hộp mứt buổi sáng bán được ta lấy số hộp mứt cửa hàng có chia cho 3.

- Tính số hộp mứt buổi chiều bán được ta lấy số hộp mứt cửa hàng có chia cho 4.

- Tính số hộp mứt cả sáng và chiều bán được ta lấy số hộp mứt buổi sáng bán được cộng với số hộp mứt buổi chiều bán được.

Cách giải:

Buổi sáng cửa hàng bán được số hộp mứt là:

108 : 3 = 36 (hộp mứt)

Buổi chiều cửa hàng bán được số hộp mứt là:

108 : 4 = 27 (hộp mứt)

Cả sáng và chiều cửa hàng bán được số hộp mứt là:

36 + 27 = 63 (hộp mứt)

Đáp số: 63 hộp mứt.

Bài 5.

Phương pháp:

Nếu số bị trừ giảm đi 15 đơn vị thì hiệu hai số cũng giảm đi 15 đơn vị.

Nếu thêm vào số trừ 5 đơn vị thì hiệu hai số cũng giảm đi 5 đơn vị.

Vậy để tìm hiệu hai số lúc này ta lấy hiệu ban đầu của hai số trừ đi 15 đơn vị rồi trừ tiếp 5 đơn vị.

Cách giải:

Nếu số bị trừ giảm đi 15 đơn vị thì hiệu hai số cũng giảm đi 15 đơn vị.

Nếu thêm vào số trừ 5 đơn vị thì hiệu hai số cũng giảm đi 5 đơn vị.

Hiệu của hai số lúc này là:

             4784 – 15 – 5 = 4764

                             Đáp số: 4764.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tải về

close