Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về đoạn văn mà em tâm đắc nhất trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!

Bài mẫu 2

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: "Ta thường ... vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. "Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “... xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Điển tích "Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”, trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close